- Tại sao nên chọn bệnh viện tư ở Singapore? Xem lý do - Bệnh viện tại Singapore nào giỏi nhất? Tham khảo danh sách - Điều trị ung thư tại Singapore có phải là tốt nhất? Xem câu trả lời tại đây Chữa bệnh ở Singapore là lựa chọn điều trị ung thư phổ thông với nhiều gia đình Việt Nam. Đây là những câu hỏi gây trăn trở thường gặp mà bệnh nhân cần phải cân nhắc kĩ trước khi quyết định sang nước ngoài điều trị bởi lựa chọn sai là không được phép. MANAM – Đối tác y tế toàn cầu là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực hợp tác với các bệnh viện chuyên khoa dẫn đầu thế giới, đảm bảo giải pháp khám và điều trị cao nhất cho bệnh nhân.
- Tại sao nên chọn bệnh viện tư ở Singapore? Xem lý do - Bệnh viện tại Singapore nào giỏi nhất? Tham khảo danh sách - Điều trị ung thư tại Singapore có phải là tốt nhất? Xem câu trả lời tại đây Chữa bệnh ở Singapore là lựa chọn điều trị ung thư phổ thông với nhiều gia đình Việt Nam. Đây là những câu hỏi gây trăn trở thường gặp mà bệnh nhân cần phải cân nhắc kĩ trước khi quyết định sang nước ngoài điều trị bởi lựa chọn sai là không được phép. MANAM – Đối tác y tế toàn cầu là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực hợp tác với các bệnh viện chuyên khoa dẫn đầu thế giới, đảm bảo giải pháp khám và điều trị cao nhất cho bệnh nhân.
Fanpage: www.facebook.com/manam.vn
Văn Phòng: 235b Nguyễn Văn Cừ, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Đà Nẵng: 74 Nguyễn Văn Linh, Q.Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
Tất cả dịch vụ tư vấn hỗ trợ của MANAM là Hoàn Toàn Miễn Phí.Bệnh nhân chỉ cần thanh toán các chi phí như: phí chuyển phát nhanh, phí dịch hồ sơ bệnh án, phí xét nghiệm,...
Học thuyết tạng tượng là học thuyết nghiên cứu công năng sinh lý và quá trình biến hoá bệnh lý của tạng phủ. “tạng ” là chỉ sự tàng trữ bên trong của nội tạng, “ tượng “ là chỉ công năng sinh lý và hiện tượng bệnh lý biểu hiện ra bên ngoài.
Căn cứ vào công năng sinh lý mà phân ra tạng- phủ- phủ kỳ hằng.
Ngũ tạng gồm: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận.
Lục phủ gồm: Đởm, vị, tiểu trường, đại trường, tam tiêu, bàng quang.
Phủ kỳ hằng: não, tuỷ, cốt, mạch, đởm, tử cung.
Tạng có chức năng hoá sinh và tàng trữ tinh khí, luôn duy trì tàng trữ ở bên trong mà không bài xuất ra ngoài.
Phủ có chức năng thu nạp và chuyển hoá thuỷ cốc, luôn đảm bảo công năng bài xuất ra ngoài mà không tàng trữ lại ở bên trong.
Tâm chủ huyết mạch: tâm khí thúc đẩy huyết dịch vận hành trong lòng mạch, phát huy tác dụng dinh dưỡng và tư nhuận.
Đánh giá tâm chủ huyết mạch: Sắc mặt hồng nhuận; mầu sắc lưỡi hồng nhạt, sáng bóng; mạch hoà hoãn có lực; cảm giác ở lồng ngực: thư thái
Tâm tàng thần: chi phối hoạt động sinh lý và hoạt động tinh thần, ý thức, tư duy của cơ thể con người.
Tâm quan hệ với thần chí là vui mừng.
Can tàng huyết: điều tiết lượng huyết, phòng ngừa xuất huyết.
Can chủ sơ tiết: Sơ tức là sơ thông, tiết tức là phát tán, làm cho khí toàn thân thông mà không trệ, tán mà không uất.
Chủ vận hoá: vận là chuyển vận; hoá là tiêu hoá hấp thu. Tỳ biến thức ăn thành các chất tinh vi, hấp thu và chuyển vận khắp toàn thân.
Chủ thăng thanh: Thanh là chỉ vật chất tinh vi, được vận chuyển lên trên đến đầu mặt, tâm phế, hoá sinh thành khí huyết dinh dưỡng toàn thân.
Chủ thống huyết: làm cho huyết dịch vận chuyển đúng trong lòng mạch.
Tỳ chủ cơ nhục: tỳ khí kiện vận, dinh dưỡng của tứ chi sung túc.
Chủ khí, quản hô hấp: trao đổi khí bên trong và bên ngoài cơ thể, hít thanh khí và thải trọc khí, thay cũ đổi mới để duy trì hoạt động sống của cơ thể.
Thông điều thuỷ đạo: sơ thông, điều tiết vận động tuyên phát- túc giáng của phế đối với sự vận chuyển, phân bố và bài tiết của tân dịch. Tuyên phát làm cho thuỷ dịch hướng lên trên ra ngoài, phân bố khắp toàn thân, sau khi trao đổi hình thành mồ hôi, bài tiết qua lỗ chân lông ra ngoài. Túc giáng: thuỷ dịch hướng lên trên vào trong mà thành nguồn sinh ra nước tiểu, thông qua khí hoá của thận, sau khi trao đổi thuỷ dịch hoá thành nước tiểu trữ ở bàng quang, sau đó bài tiết ra ngoài.
Thận tàng tinh: bế tàng, trữ tồn tinh khí, ngăn ngừa tinh khí vô cớ tiêu mất. Tinh tàng trữ ở thận có 2 nguồn gốc: tinh tiên thiên là tinh sinh dục bẩm thụ từ bố mẹ, tinh hậu thiên là vật chất tinh vi của thành phần dinh dưỡng và tạng phủ trao đổi hoá sinh mà thành.
Thận chủ thuỷ: thận có tác dụng chủ trì và điều tiết tân dịch. Quá trình đó là: vị, tiểu trường, đại trường dưới sự hiệp trợ của tỳ, hấp thu chất tinh vi của thức ăn sinh thành tân dịch; sau đó thông qua tỳ, phế, thận, tam tiêu đưa tân dịch phân bố toàn thân; sau khi trao đổi, hình thành chất cặn bã, thông qua đường tiểu, mồ hôi, hơi thở bài xuất ra ngoài.
Thận chủ nạp khí: tức là thận giúp phế duy trì độ sâu khi hô hấp, ngăn ngừa hô hấp nhanh nông.
Trữ tồn dịch mật: do can hoá sinh, hội tập ở đởm, tiết ra ở tiểu trường, tác dụng tiêu hoá thức ăn, là điều kiện trọng yếu để công năng vận hoá của tỳ vị đạt dược bình thường.
Bài tiết dịch mật: công năng sơ tiết của can trực tiếp khống chế và điều tiết quá trình bài tiết dịch mật.
Chủ quyết đoán: nếu đởm khí hư sẽ mất khả năng quyết đoán.
Chủ thu nạp, làm nhừ thuỷ cốc: Thức ăn qua miệng và thực quản, nạp ở vị. Thuỷ cốc sau khi được vị làm nhừ, chuyển xuống tiểu trường, chất tinh vi thông qua vận hoá của tỳ mà đi nuôi dưỡng toàn thân.
Chủ thông giáng: thức ăn nhập vị, chuyển xuống tiểu trường, hoá thành khí huyết tân dịch.
Chủ thu đựng và hoá vật: tiểu trường tiếp thụ và chứa đựng thức ăn sau khi được vị sơ bộ tiêu hoá. Hoá vật tức là thức ăn lưu giữ ở tiểu trường một thời gian, tiếp tục phân hoá cốc thành chất tinh vi và cặn bã.
Phân biệt thanh trọc: thanh là chất tinh vi của thuỷ cốc, trọc là chất cặn bã. Tiểu trường hấp thu các chất thanh, truyền tống chất trọc xuống đại trường.
Đại trường tiếp thụ chất cặn bã và thuỷ dịch sau khi tiểu trường phân biệt thanh trọc, tái hấp thu thuỷ dịch có trong chất cặn bã, hình thành phân truyền tống xuống đoạn cuối của đại tràng, qua hậu môn bài xuất ra ngoài.
Ngoài ra tác dụng chuyển đạo của đại trường có quan hệ với công năng khí hoá của thận. Nếu thận âm bất túc, dịch trường khô táo sinh ra tiện bí; thận dương hư có thể gây dương hư tiện bí hoặc dương hư tiết tả.
Công năng chủ yếu là trữ niệu và bài niệu. Nước tiểu là do thận khí hoá tân dịch mà thành, được lưu trữ ở bàng quang một thời gian nhất định rồi bài xuất ra ngoài.
Là khái niệm bộ vị đơn thuần, cơ hoành trở lên là thượng tiêu, từ cơ hoành đến rốn là trung tiêu, dưới rốn là hạ tiêu.
Công năng chủ yếu của tam tiêu là một trong lục phủ.
Thông hành nguyên khí: là khí cơ bản nhất của cơ thể con người. Nguyên khí gốc ở thận, thông qua tam tiêu vận hành toàn thân..
Vận hành thuỷ dịch: Sự trao đổi thể dịch toàn thân là do phế, tỳ, thận hiệp đồng hoàn thành, nhưng phải cần tam tiêu để thông đạo mới có thể thăng giáng xuất nhập bình thường.
Đặc điểm công năng sinh lý với sự phân chia tam tiêu:
Thượng tiêu: bao gồm tâm, phế, đầu mặt. Công năng chủ yếu là chủ sự thăng phát, tuyên phát vệ khí, phân bố thuỷ cốc tinh vi nuôi dưỡng toàn thân.
Trung tiêu: bao gồm tỳ, vị. Công năng tiêu hoá, hấp thu, đồng thời phân bổ thuỷ cốc tinh vi và hoá sinh huyết dịch.
Hạ tiêu: gồm tiểu trường, đại trường, can, đởm, thận, bàng quang.
Công năng chủ yếu là bài tiết chất cặn bã, nước tiểu.
Bao gồm não, tuỷ, cốt, mạch, tử cung, đởm. Trong đó, đởm vừa là phủ kỳ hằng, vừa thuộc 1 trong lục phủ. Vì dịch mật đởm bài tiết có tác dụng giúp đỡ trong quá trình tiêu hoá, nên thuộc vào lục phủ. Nhưng đởm không có công năng thu nạp và chuyển hoá thuỷ cốc, chỉ có “ tàng “ dịch mật, nên thuộc về phủ kỳ hằng.
Não nằm trong hộp sọ, do tuỷ hội tụ mà thành, nên gọi là “ tuỷ hải”.
Não có quan hệ với hoạt động tinh thần: là nơi hội tụ của tinh tuỷ, là chỗ cư trú của nguyên thần.
Công năng nghe, nhìn, ngửi, tư duy, ký ức, nói đều thuộc về não
Tác dụng hai mạch xung- nhâm với bào cung: hai mạch xung nhâm đều khởi nguồn từ bào cung. Mạch xung đi cùng với kinh thận, để điều tiết khí huyết của 12 kinh mạch. Mạch nhâm chủ bào thai, từ bụng dưới tương hội với 3 kinh âm ở chân để điều tiết kinh âm toàn thân Thông qua sự điều tiết của 2 mạch xung nhâm mà vào tử cung, hình thành kinh nguyệt.
Tác dụng của tâm can tỳ đối với bào cung: Thành phần chủ yếu của kinh nguyệt là huyết. Nếu tâm thần bất an, gây nên kinh nguyệt rối loạn. Nếu công năng của can, tỳ thất điều, gây nên kinh nguyệt quá nhiều, chu kỳ kinh ngắn, hành kinh dài ngày, băng lậu...Nếu khí huyết bất túc, can huyết hao hư, gây nên kinh nguyệt ít, sắc nhạt, kinh bế, khó thụ thai.
PHẦN 2. HỘI CHỨNG BỆNH TẠNG PHỦ
Tâm khí hư là hội chứng hay gặp ở người già; do một số bệnh khác như thiểu năng động mạch vành, mất mồ hôi, tân dịch nhiều làm ảnh hưởng đến khí huyết.
Lâm sàng: trống ngực, thở ngắn, tự hãn, hoạt động bệnh tăng lên.
Kèm thêm hiện tượng khí hư: sắc mặt xanh, mệt mỏi vô lực, lưỡi nhạt mềm bệu, rêu trắng, mạch hư
Tâm huyết hư là do sự sinh ra huyết giảm sút hoặc sấy ra sau khí mất máu như phụ nữ sau đẻ, rong huyết, chấn thương.
Lâm sàng: trống ngực hồi hộp, dễ kinh sợ, vật vã, mất ngủ, hay quên.
Kèm theo hiện tượng huyết hư: hoa mắt, chóng mặt, sắc mặt xamh, môi nhợt, lưỡi nhạt, mạch yếu.
Phế khí hư: do ho lâu ngày làm tổn thương phế khí, do tỳ khí hư không vận hoá được thuỷ cốc làm phế khí hư. Ngoài ra thận khí hư ảnh hưởng đến phế khí.
Lâm sàng: ho không có sức, thở ngắn ngại nói, tiếng nói nhỏ, người mệt vô lực, tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi nhạt mạch hư nhược
Phế âm hư: do mắc bệnh lâu ngày làm tổn thương phế âm. Có hai mức độ là phế âm hư và âm hư hoả vượng.
Lâm sàng: ho ngày càng nặng, không có đờm, hoặc đờm ít mà dính, họng khô ngứa, người gầy, chất lưỡi đỏ ít tân dịch, mạch tế vô lực. Nếu âm hư hoả vượng kèm thêm chứng ho ra máu, miệng khô khát, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Pháp điều trị: tư âm dưỡng phế.
Tỳ khí hư: do tạng người yếu, làm việc quá sức, ăn uống kém
Lâm sàng: ăn uống kém, người mệt mỏi vô lực, hơi thở ngắn, ngại nói, sắc mặt vàng. Nếu tỳ mất kiện vận thấy bụng đầy, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng, mạch hư. Nếu tỳ hư hạ hãm thấy ỉa chảy, sa trực tràng, sa dạ con, sa dạ dầy, trĩ, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược. Nếu tỳ không thống huyết thấy đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, rong kinh, chất lưỡi nhạt, mạch hư nhược.
Pháp điều trị: kiện tỳ ích khí, ích khí thăng đề, kiện tỳ nhiếp huyết.
Lâm sàng: bụng lạnh đau, chườm nóng đỡ đau, đại tiện lỏng, người lạnh, chân tay lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm trì.
Pháp điều trị: ôn trung kiện tỳ.
Can khí uất kết: Do tình thần bị kích động làm can khí uất lại gây cho khí huyết vận hành không thông xướng.
Lâm sàng: đau vùng mạng sườn, ngực sườn đầy tức. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, trước khi hành kinh vú căng chướng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền.
Pháp điều trị: sơ can, giải uất.
Can hoả vượng lên trên: Là do can khí hoá hoả, hoả hay đi ở bên trên, hay bức huyết ra ngoài mạch gây chảy máu
Lâm sàng: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tai ù, phiền táo, dễ cáu, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng đắng, nước tiểu vàng, có khi ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.
Lâm sàng: Sốt cao co giật: (nhiệt cực sinh phong): sốt cao, hôn mê, gáy cứng, có khi người uốn cong, tay chân co quắp, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
Can dương vượng: can dương thượng xung nhức đầu, chóng mặt, tai ù, phiền táo hay cáu, mất ngủ hay quên, chất lưỡi đỏ, ít tân dịch, mạch huyền. Chứng trúng phong: đột nhiên ngã, lưỡi cứng nói khó, liệt 1/2 người, có khi hôn mê bất tỉnh.
Can huyết hư sinh phong: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, chân tay co quắp, run, tê bì, thị lực giảm, sắc mặt hơi vàng, kinh nguyệt ít và nhạt màu, lưỡi nhạt ít rêu, mạch huyền tế
Pháp điều trị: thanh nhiệt tức phong (nếu sốt cao co giật); bình can tức phong (can dương vượng); lương huyết tức phong (can huyết hư sinh phong).
Lâm sàng: sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng, đau mỏi vùng thắt lưng, liệt dương, chất lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì hoặc mạch xích vô lực
Nếu thận khí hư không cố sáp thêm các chứng: di tinh, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều lần, có khi không tự chủ, đái dầm, ỉa lỏng ở người già, nếu thận hư không nạp khí gây hen xuyễn khó thở, mạch phù vô lực; nếu thận hư không khí hoá bài tiết được gây phù toàn thân nhất là 2 chi dưới, ấn lõm, bụng đầy, đái ít, khó thở, chất lưỡi nhạt, mềm bệu, mạch trầm tế.
Pháp điều trị: ôn bổ thận dương, cố nhiếp thận khí, ôn bổ thận khí, ôn dương lợi thủy.
Lâm sàng: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, răng lung lay, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, di tinh, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác
Lâm sàng: vàng da, đau mạn sườn, lúc sốt lúc rét, miệng đắng, nôn mửa ra nước đắng.
Pháp điều trị: thanh lợi can đởm
Lâm sàng: đau vùng thượng vị, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, gặp lạnh đau tăng, chườm nóng thì đỡ, nôn ra nước trong, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm trì hoặc trầm huyền
Lâm sàng: đau vùng vị quản cảm giác như bỏng, miệng khát thích uống nước lạnh, ăn mau tiêu mau đói, răng lợi sưng đau, miệng hôi, ợ chua, ợ hơi, chất lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác
Pháp điều trị: thanh tả vị hoả.
Lâm sàng: đau bụng đi lỵ, mót dặn, đại tiện ra máu mũi, rất nóng hậu môn, nước tiểu đỏ ngắn, rêu lưỡi vàng dầy, mạch huyền hoạt mà sác
Pháp điều trị: nhuận trường thông tiện.
Lâm sàng: tiểu tiện khó đái dắt, đau, tiểu tiện màu vàng, đái đục, đái ra máu mủ hoặc ra sỏi, rêu lưỡi vàng mạch sác
Pháp điều trị: thanh nhiệt trừ thấp.
Học thuyết tạng tượng là học thuyết nghiên cứu về công năng sinh lý và quá trình diễn biến bệnh lý của tạng và phủ
Tạng gồm: tâm, can, tỳ, phế, thận. Tạng có công năng tàng trữ tinh khí ở bên trong mà không bài xuất ra ngoài. Mỗi một tạng gồm nhiều công năng khác nhau tập hợp lại để duy trì chức năng sống của cơ thể.
Phủ gồm: đại trường, tiểu trường, bàng quang, đởm, vị, tam tiêu. Công năg của phủ để thu nạp, chuyển hóa thủy cốc và luôn đảm bảo bài xuất ra ngoài mà không tàng trữ bên trong.
Phủ kỳ hằng: đởm, não, tử cung, tủy, cốt, mạch. Công năng của phủ kỳ hằng để tàng trữ giống như tạng nhưng hình thái lại rỗng gióng như phủ.
Khi tạng phủ rối loạn công năng sẽ gây nên một loạt các hội chứng bệnh lý. Căn cứ vào các biểu hiện trên lâm sàng để giúp cho thầy thuốc chẩn đoán và điều trị.
Trần Quốc Bảo. Yhọc Cổ truyền, NXB Quân đội nhân dân, Hà nội 2013
Trường Đại học Y Hà nội .Yhọc cổ truyền- NXB - Y học, 1999.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
Trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức, hội, nhóm bất hợp pháp phát sinh và du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có Pháp Luân Công tuyên truyền, lôi kéo nhân dân tham gia để tu luyện, chữa bệnh với nhiều hình thức khác nhau, gây khó khăn cho công tác quản lý của chính quyền địa phương và tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Đặc biệt những người tham gia tu luyện Pháp luân công thường xuyên tuyên truyền, lôi kéo người khác tham gia tập luyện với luận điệu sẽ chữa được bệnh tật, kể cả bệnh ung thư. Vậy Pháp luân công là gì? Ai sáng lập; bản chất thực sự của Pháp luân công là gì?
Pháp luân công hay còn gọi là “Pháp luân đại pháp” do Lý Hồng Chí (sinh năm 1952, ở Cát Lâm, Trung Quốc) sáng lập năm 1992. Lúc đầu, Pháp luân công được Bộ Dân chính Trung Quốc cấp phép hoạt động dưới tên gọi “Hội nghiên cứu pháp luân đại pháp”. Với hình thức tu luyện ngồi thiền và tập các động tác dưỡng sinh, đọc sách do Lý Hồng Chí soạn ra. Giai đoạn từ năm 1992 – 1999, Pháp luân công phát triển mạnh ở Trung Quốc. Tuy nhiên, do Pháp luân công hoạt động mang tính chất tà giáo, phản khoa học, năm 1997 Trung Quốc đã hủy đăng ký hoạt động của Pháp luân công. Từ năm 1999, Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp ngăn chặn, giải tán Pháp luân công, đề nghị một số quốc gia không cho Pháp luân công hoạt động, truy nã Lý Hồng Chí, sau khi Lý Hồng Chí bỏ trốn sang Mỹ.
Pháp luân công không phải là một tín ngưỡng, tôn giáo, không có giáo lý, giáo luật hoàn chỉnh mà vay mượn, cắt xén của các tôn giáo khác để hình thành. Một số chức sắc Phật giáo, nhà nghiên cứu nhận định Pháp luân công là một “tà thuyết”, vay mượn kinh sách Phật giáo để viết sách “Chuyển pháp luân”; Lý Hồng Chí có ý đồ trở thành “Phật chủ” thay thế Phật Thích ca mâu ni (ngồi trên đài sen, đầu tỏa ánh sáng hào quang, sửa ngày sinh trùng với ngày sinh của Đức phật thích ca mâu ni…); đồng thời, Pháp luân công còn mượn vỏ bọc của một môn khí công rèn luyện sức khỏe và lợi dụng các yếu tố tôn giáo, tâm linh để tập hợp lực lượng, lôi kéo quần chúng tham gia, khuếch trương thanh thế nhằm từng bước công khai hình thành tổ chức, đòi công nhận tư cách pháp nhân; lợi dụng các bài tập khí công, khuếch đại về tác dụng của việc rèn luyện khí công đối với sức khỏe, kết hợp với hình thức sử dụng yếu tố tín ngưỡng, tâm linh để dẫn dụ, lôi kéo một bộ phận nhân dân, nhất là số người đang có vấn đề về sức khỏe tin tưởng tuyệt đối rằng những người luyện tập Pháp luân công có thể tự khỏi bách bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo như ung thư mà không cần dùng thuốc, nếu luyện tập đông, luyện tập gần nhau sẽ nhanh tạo ra “công lực”. Do tác động đúng nhu cầu chữa khỏi bách bệnh, đánh vào tâm lý của không ít người, Pháp luân công đã lừa gạt, mê hoặc, lôi kéo được nhiều người tham gia thuộc nhiều thành phần, nghề nghiệp, lứa tuổi, trong đó có những người bệnh, người lớn tuổi, đã nghỉ hưu…, nhiều người có bệnh đã không đến các cơ sở y tế, không dùng thuốc để chữa bệnh nên dẫn đến tử vong.
Tại Trung Quốc, do bị khống chế về tinh thần, nhiều người luyện tập Pháp luân công mê muội, một số người có bệnh không chịu dùng thuốc, mê tập luyện nên đã chết hoặc tự hủy hoại bản thân, tự sát (trước năm 1999, khi Chính phủ Trung Quốc chưa cấm Pháp luân công hoạt động, đã có 1.700 người tập luyện từ chối điều trị, không dùng thuốc đã chết hoặc tự sát).
Ở nước ta, Pháp luân công cũng không được Nhà nước công nhận, cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, để lôi kéo nhiều người tin theo, Pháp luân công đã tuyên truyền các luận điệu tu luyện Pháp luân công sẽ chữa được bách bệnh và tâm tính của con người, đồng thời ra sức tuyên truyền tà thuyết về sự trừng phạt mà mỗi người phải gánh chịu khi đến “ngày tận thế” hù dọa, khiến những người tin theo sợ hãi, bị khống chế, kiểm soát về tinh thần, không dám rời bỏ Pháp luân công. Ngoài ra, Pháp luân công tại Việt Nam còn tuyên truyền, thần thánh hóa Lý Hồng Chí là người tạo ra thế giới muôn loài và cứu giúp chúng sinh. Do tin tưởng vào những luận điệu sai lệch, vô căn cứ trên, nhiều người bị bệnh tin theo Pháp luân công đã từ chối điều trị ở các cơ sở y tế, dẫn đến tử vong (như ở Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La).
Hiện nay trên thế giới chưa có bất kỳ công bố khoa học nào khẳng định hoặc công nhận tác dụng đối với sức khỏe của phương pháp tu tập pháp luân công như những gì Pháp luân công đang tuyên truyền. Đây thực chất là thủ đoạn tinh vi của các đối tượng cầm đầu Pháp luân công sử dụng cách thức tác động vào tâm lý con người, nhất là người có vấn đề về sức khỏe (diện đối tượng chiếm tỷ lệ lớn trong bất kỳ xã hội nào) để thu hút nhiều người tham gia tu luyện Pháp luân công và sau đó không loại trừ âm mưu tập hợp lực lượng gây ảnh hưởng về An ninh trật tự. Do vậy, mọi người cần nâng cao ý thức cảnh giác và nhìn nhận đúng bản chất của Pháp luân công để không bị lừa gạt, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội./.