Thủ tướng Slovakia Robert Fico - Ảnh: AFP
Thủ tướng Slovakia Robert Fico - Ảnh: AFP
Người dân Slovakia biểu tình tại thủ đô Bratislava sau cái chết của nhà báo Ján Kuciak và vị hôn thê năm 2018 - Ảnh: REUTERS
Quay lại thời điểm ông Fico từ chức vào năm 2018 trong nhiệm kỳ thứ hai, Slovakia thời điểm đó đã xảy ra một cú sốc khiến người dân nước này không thể nào chấp nhận được, đó là vụ sát hại nhà báo điều tra Ján Kuciak và vợ sắp cưới.
Ngày 21-2-2018, nhà báo Ján Kuciak và vị hôn thê Martina Kušnírová bị bắn chết tại nhà riêng khi đang trong quá trình điều tra về các hành vi tham nhũng của giới cầm quyền. Đây là lần đầu tiên một nhà báo Slovakia bị sát hại kể từ khi nước này gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 5-2004.
Sự việc trên khiến Đảng SMER-SD cầm quyền của ông Robert Fico mất uy tín trầm trọng. Ngay sau đó, hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình ở thủ đô Bratislava tố cáo tham nhũng, chỉ trích phản ứng bị động của chính quyền đối với vụ sát hại nhà báo và đòi tổ chức điều tra độc lập. Đây cũng là lý do buộc ông Fico từ chức và chấm dứt nhiệm kỳ thứ 2.
Năm 2023, ông Fico trở lại làm thủ tướng Slovakia và bắt đầu thực hiện các chính sách đàn áp truyền thông, sửa lại Bộ luật Hình sự nhằm giảm nhẹ hình phạt cho tội danh tham nhũng.
Sau vụ ám sát hôm 15-5, Bộ trưởng Šutaj Eštok đã yêu cầu chấm dứt việc sử dụng ngôn từ thù địch và các cuộc tấn công trên mạng xã hội, ảnh hưởng lớn đến nền chính trị Slovakia trong nhiều năm cầm quyền của Thủ tướng Fico.
“Tôi kêu gọi người dân, các nhà báo và chính trị gia hãy ngừng gieo rắc sự thù hận”, ông Šutaj Eštok nói thêm.
Hãng tin Reuters của Anh cho biết vào rạng sáng 4/10, ông Andrey Korotkiy, Trưởng nhóm bảo vệ an ninh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe mà tình báo quân sự Ukraine cho biết là nhằm trừng phạt một “tội phạm chiến tranh”.
Ông Korotkiy vốn là lãnh đạo nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia khi nhà máy này còn thuộc về Ukraine. Sau khi Liên bang Nga chiếm thành phố Energodar, tỉnh Zaporizhzhia, ông Korotkiy đã hợp tác với chính quyền Liên bang Nga và giữ chức trưởng nhóm bảo vệ nhà máy quan trọng này.
Ủy ban Điều tra Liên bang Nga, cơ quan điều tra các tội phạm nghiêm trọng, cho biết ông Korotkiy đã qua đời sau khi một quả bom được gài dưới xe phát nổ gần nhà ông ở thành phố Enerhodar thuộc miền Nam Ukraine, nơi đặt nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Theo Ủy ban Điều tra Liên bang Nga, sau vụ đánh bom, một vụ án hình sự đã được mở ra để điều tra cái chết của ông Korotkiy.
Sau đó, cơ quan tình báo quân sự Ukraine đã công bố video ghi lại cảnh xe ô tô của ông Korotkiy phát nổ cùng tuyên bố gọi ông Korotkiy là “tội phạm chiến tranh”, đã đàn áp người dân Ukraine, cung cấp cho Liên bang Nga danh sách nhân viên của nhà máy, đồng thời chỉ điểm những người có quan điểm ủng hộ Ukraine.
Trên kênh Telegram chính thức của mình, cùng với việc đưa ra video liên quan, Cục Tình báo Chính của Bộ Quốc phòng Ukraine nhấn mạnh: “Mọi tội phạm chiến tranh sẽ bị trừng phạt công bằng”.
Hãng tin Reuters đã phát lại video do cơ quan tình báo Ukraine công bố, nhưng nói rằng họ chưa thể độc lập xác minh vị trí và thời điểm video được quay.
Xem video ghi lại cảnh xe ô tô chở ông Andrey Korotkiy, Trưởng nhóm bảo vệ an ninh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, phát nổ vào sáng 4/10/2024. Nguồn: Tình báo quân sự Ukraine/Reuters
Về phần mình, giới chức nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzia đã lên án các cơ quan chức năng Ukraine vì đã dàn dựng vụ ám sát này.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia là cơ sở hạt nhân lớn nhất châu Âu với sáu lò phản ứng, đã bị Liên bang Nga chiếm giữ ngay sau khi họ tiến vào Ukraine vào tháng 2/2022 trong “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Hiện nay, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã dừng hoạt động, nhưng thường xuyên trở thành mục tiêu trong các cuộc tấn công bằng pháo hoặc thiết bị bay không người lái (UAV) mà Ukraine và Liên bang Nga đổ lỗi cho nhau.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), đã cử các quan sát viên thường trực tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzia và kêu gọi cả Ukraine và Liên bang Nga kiềm chế mọi hành động tấn công vào đây.
Ông Robert Fico sinh năm 1964 tại Slovakia (khi đó còn là Tiệp Khắc).
Thủ tướng Robert Fico là đại diện của Cộng hòa Slovakia tại Tòa án nhân quyền châu Âu (ECHR) giai đoạn 1994-2000. Sau khi bị Đảng Dân chủ cánh tả (những người thừa kế chính trị của Đảng Cộng sản) từ chối cho ông giữ chức vụ bộ trưởng, ông Fico đã thành lập Đảng SMER-SSD vào tháng 11-1999.
Năm 2006, ông Fico bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên từ 2006-2010, sau khi Đảng SMER-SSD giành chiến thắng vào năm 2006, theo Hãng tin AP.
Năm 2012, Thủ tướng Robert Fico một lần nữa đắc cử và bước vào nhiệm kỳ thứ hai trong sự nghiệp chính trị của mình. Tuy nhiên, ông Fico đã từ chức vào năm 2018, trong bối cảnh các cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra sau vụ sát hại nhà báo điều tra Ján Kuciak và vợ sắp cưới vì đã vạch trần nạn tham nhũng trong chính phủ.
Năm 2023, ông Robert Fico trở lại làm thủ tướng Slovakia trong nhiệm kỳ thứ ba. Theo kết quả sơ bộ công bố tháng 9-2023, Đảng SMER-SSD của ông Fico chiếm gần 23% phiếu bầu. Điều này giúp cựu thủ tướng 59 tuổi được trao quyền đàm phán, thành lập một liên minh chính phủ mới.
Ông Robert Fico đã giữ chức thủ tướng Cộng hòa Slovakia tổng cộng 10 năm trong suốt ba nhiệm kỳ vừa qua, lâu hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào.
Mâu thuẫn về lập trường chính trị là một trong những vấn đề nhức nhối tại Slovakia - Ảnh: AFP
Lịch sử châu Âu rất hiếm khi xảy ra những vụ tấn công công khai và trực tiếp nhằm vào các chính trị gia. Thậm chí, chưa từng có một nhà cầm quyền nào ở châu Âu bị ám sát thành công khi còn đương chức, kể từ khi khối này thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) sau Thế chiến 2.
Giới chức Slovakia nhận định vụ ám sát Thủ tướng Robert Fico có thể xuất phát từ sự chia rẽ chính trị sâu sắc ở Slovakia.
“Vụ ám sát Thủ tướng Robert Fico là mối đe dọa đối với Slovakia. Tôi cảm thấy kinh hoàng và không thể hình dung sự đối lập về quan điểm chính trị sẽ dẫn đến kết cục kinh khủng như thế nào.
Chúng ta không nhất thiết phải đồng tình với nhau trong mọi vấn đề, tuy nhiên chúng ta có rất nhiều hình thức để bày tỏ sự bất đồng của mình theo cách dân chủ và hợp pháp hơn”, một đồng minh thân cận của Thủ tướng Fico viết trên mạng xã hội X.
Theo báo Politico, trước khi bước vào nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên, ông Fico đã thể hiện quan điểm chính trị rõ ràng là một chính trị gia thân Nga.
Ông Fico không ít lần công khai phản đối việc viện trợ quân sự cho Ukraine trong xung đột Nga-Ukraine. Điều này trái ngược với quan điểm ủng hộ phương Tây của một bộ phận đối lập.
Sau khi trở lại nắm quyền vào tháng 9-2023, Thủ tướng Robert Fico phải đối mặt với sự chỉ trích và phản đối gay gắt về lập trường thân Nga, cũng như kế hoạch trấn áp báo chí truyền thông của ông.
Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Matúš Šutaj Eštok cho hay vụ ám sát có liên quan đến động cơ chính trị, nghi phạm thực hiện vụ ám sát ngay sau khi Tổng thống Peter Pellegrini đắc cử vào tháng 4 năm nay. Ông Pellegrini là một ứng cử viên thân Nga, cũng là đồng minh của Thủ tướng Robert Fico.
Giới phân tích cho rằng sự chiến thắng của ông Peter Pellegrini sẽ củng cố cho các lực lượng chính trị thân Nga ở khu vực Trung Âu, đồng thời ảnh hưởng đến nguồn viện trợ của các quốc gia này dành cho Ukraine, theo tờ New York Times.