Về tăng cường hiệu lực giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại các cơ quan Trung ương
Về tăng cường hiệu lực giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại các cơ quan Trung ương
Thứ hai, 08/08/2022 15:37 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ký Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 05/8/2022 về việc bổ nhiệm lại ông Bùi Ngọc Lam giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Thời hạn bổ nhiệm lại tính từ ngày 28/7/2022.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam sinh năm 1964, quê Thái Bình; ông có học vị Thạc sĩ Kinh tế, Cao cấp lý luận lý luận chính trị. Ông Bùi Ngọc Lam được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ lần đầu vào năm 2017. Trong quá trình công tác ông từng giữ các chức vụ như Phó Vụ Trưởng vụ II; Phó Cục Trưởng Cục Chống tham nhũng; Cục Trưởng cục II; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Thanh tra Chính phủ nhiệm kỳ 2010 - 2015 và 2015 - 2020, Bí thư Chi bộ Cục II.
Trên lĩnh vực công tác, Phó Tổng Thanh tra Bùi Ngọc Lam được phân công giúp Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp; công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra; công tác phòng, chống tham nhũng; theo dõi, đề xuất chỉ đạo, điều phối, tổng hợp công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra. Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Vụ II, Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra, Cục IV
Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 940/QĐ-TTg ngày 05/8/2022, bổ nhiệm lại ông Đinh Đắc Vĩnh giữ chức Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam. Thời hạn bổ nhiệm lại tính từ ngày 10/8/2022./.
Chiều ngày 4/1, tại Thanh tra Chính phủ (TTCP), Phó Tổng TTCP Lê Sỹ Bảy đã chủ trì buổi công bố kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu.
Nhiều vi phạm, tồn tại trong quản lý xăng dầu
Phát biểu tại buổi công bố kết luận thanh tra, Phó Tổng TTCP Lê Sỹ Bảy ghi nhận những cố gắng của Bộ Công Thương và các bộ ngành có liên quan trong quản lý, điều hành thị trường xăng dầu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định xã hội... Tuy nhiên, quá trình thực hiện không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót.
Phó Tổng Thanh tra Lê Sỹ Bảy đề nghị Bộ Công Thương và các bộ, ngành chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện kết luận thanh tra trong thời gian sớm nhất theo đúng yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chỉ đạo.
TTCP sẽ tiếp tục theo dõi việc thực hiện xử lý sau thanh tra. Đồng thời, ghi nhận những ý kiến phát biểu tại buổi công bố và có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại báo cáo kết quả thực hiện xử lý sau thanh tra.
Chánh Thanh tra Bộ Công thương Lê Việt Long tiếp thu toàn bộ nội dung của kết luận thanh tra, ý kiến của lãnh đạo TTCP.
Tại buổi công bố kết luận thanh tra, Phó Vụ trưởng Vụ I (TTCP) Vũ Quốc Công đã công bố nội dung kết luận thanh tra.
Theo kết luận thanh tra, xăng dầu là mặt hàng quan trọng, thiết yếu, là yếu tố "đầu vào" của các hoạt động sản xuất kinh doanh; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số cơ chế, chính sách liên quan đến kinh doanh xăng dầu đã bộc lộ nhiều bất cập; công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu của một số bộ, ngành có nhiều hạn chế, tồn tại, vi phạm... dẫn đến, gián đoạn nguồn cung xăng dầu tại một số thời điểm, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, phát triển kinh tế...
Liên quan việc cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối (TNPP) xăng dầu, từ ngày 01/01/2017 đến ngày 30/6/2022, Bộ Công Thương cấp 37 giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu (chưa bao gồm 4 giấy phép cấp cho thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cung cấp cho hoạt động hàng không) và cấp 347 giấy xác nhận đủ điều kiện làm TNPP. Do quy định tại khoản 3 Điều 7 và khoản 2 Điều 13 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP điều kiện để cấp giấy phép, giấy xác nhận đối với kho, bể xăng dầu “... thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 5 năm trở lên...".
Việc cho phép thuê kho, bể chứa xăng dầu để làm điều kiện cấp giấy phép, giấy xác nhận như trên chưa khuyến khích các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đầu tư phát triển kho chứa xăng dầu, dẫn đến khó đáp ứng được yêu cầu về kho dự trữ xăng dầu thương mại theo quy định.
Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và TNPP xăng dầu chủ yếu thuê kho, bể chứa xăng dầu để làm điều kiện xin cấp giấy phép và giấy xác nhận. Nhiều thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và TNPP ký hợp đồng thuê kho, bể chứa xăng dầu chỉ theo mùa vụ, theo thực tế sử dụng để giảm chi phí.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vi phạm ở khâu cấp phép và thực hiện các điều kiện cấp phép của Bộ Công Thương, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và TNPP.
Việc thực hiện kiểm tra các điều kiện sau khi cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và giấy xác nhận đủ điều kiện làm TNPP xăng dầu, theo kết luận thanh tra, từ 1/1/2017 đến 30/6/2022, sau khi được cấp giấy phép, nhiều thương nhân đầu mối KDXD trong thời gian hoạt động KDXD không đảm bảo hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định. Nhiều hợp đồng thuê kho, bể chứa xăng dầu không phát sinh gửi hàng, thanh lý hợp đồng... ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu cho thị trường.
“Bộ Công Thương đã thiếu kiểm tra, giám sát, quản lý lỏng lẻo, không kịp thời phát hiện các vi phạm trong việc duy trì điều kiện về kho, bể chứa, về hệ thống phân phối xăng dầu... để xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều 8 và khoản 6 Điều 14 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP”, TTCP khẳng định.
Về quản lý, điều hành giá xăng dầu tại Luật Giá số 11/2012/QH13 quy định việc bình ổn giá xăng dầu bằng định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá áp dụng có thời hạn, hiện nay Nhà nước đang quản lý giá xăng dầu thông qua việc xây dựng giá cơ sở xăng dầu. Tuy nhiên, việc xây dựng giá cơ sở có nhiều tồn tại, bất cập, dẫn đến giá cơ sở xăng dầu chưa theo sát thị trường, ảnh hưởng đến việc tạo nguồn và phân phối xăng dầu. Đây là một trong những nguyên nhân, dẫn đến gián đoạn nguồn cung xăng dầu.
Liên Bộ Công Thương - Tài chính thiếu kiểm tra, giám sát các thương nhân đầu mối KDXD, dẫn đến một số thương nhân đầu mối KDXD xây dựng giá bán buôn, bán lẻ xăng dầu thiếu cơ sở.
Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm phải dự trữ xăng dầu lưu thông bắt buộc là 30 ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một (1) ngày của năm trước liền kề, nhưng từ năm 2017 đến ngày 30/9/2022, có 15/34 (tính số kiểm tra là 15/15) thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (chiếm 90% thị phần xăng dầu tiêu thụ trong nước) dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu thiếu về số tháng trong năm, số ngày trong tháng với tổng sản lượng xăng dầu dự trữ thiếu hơn 1 triệu tấn/m3. Khi nguồn cung khan hiếm, không đủ xăng dầu dự trữ để bán ra thị trường, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, bình ổn thị trường. Đây là một trong những nguyên nhân gây gián đoạn nguồn cung xăng dầu thời gian qua.
Kiến nghị giao Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ, tài liệu 3 vụ việc
Trên cơ sở đó, Tổng Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan, UBND tỉnh Đồng Tháp thực hiện các biện pháp xử lý về cơ chế, chính sách; về kiểm điểm, xử lý trách nhiệm; xử lý kinh tế.
Trong đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ, tài liệu vụ việc để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật với một số nội dung sau:
Một là, hành vi vi phạm pháp luật trong việc kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đổi với xăng dầu; việc sử dụng Quỹ BOG tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức.
Hai là, Hành vi vi phạm pháp luật trong việc kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu tại Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.
Ba là, hành vi vi phạm pháp luật trong việc kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; việc sử dụng Quỹ BOG sai mục đích bình ổn giá tại Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cũng chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm nêu tại kết luận thanh tra.
(Thanh tra) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố công khai thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng tại Dự án (DA) Trung tâm Đức mẹ Núi Cúi, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Kết luận thanh tra được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 6356/VPCP-V.I ngày 6/9/2024 của Văn phòng Chính phủ.
Nhiều tồn tại, thiếu sót và vi phạm
Theo kết luận thanh tra, DA Trung tâm Đức mẹ Núi Cúi là công trình tôn giáo quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng rộng và nhận được nhiều sự quan tâm của giáo dân trong và ngoài tỉnh Đồng Nai. Do vậy, Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai luôn quan tâm chỉ đạo và cho ý kiến về chủ trương trong lĩnh vực tôn giáo, đất đai và xây dựng trong suốt quá trình triển khai thực hiện DA. UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã có nhiều văn bản xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), Thủ tướng Chính phủ các nội dung có liên quan…
Quá trình triển khai thực hiện còn để xảy ra nhiều tồn tại, thiếu sót, vi phạm. Đó là việc lựa chọn vị trí đất để UBND tỉnh Đồng Nai giao 13,627ha xây dựng Trung tâm Đức mẹ Núi Cúi theo đề nghị của Tòa Giám Mục Xuân Lộc là chưa đúng quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Xây dựng năm 2014.
Khi được UBND tỉnh Đồng Nai giao 4,43ha đất vào năm 2015 (giai đoạn 1), Tòa Giám mục Xuân Lộc không có ý kiến gì về vị trí đất được giao. Tuy nhiên, sau đó Tòa Giám mục Xuân Lộc lại tiến hành xây dựng các công trình phục vụ “lễ đặt đá” ngoài diện tích 4,43ha đã được UBND tỉnh Đồng Nai giao. Những vi phạm này đã được UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo xử lý theo quy định và tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với các tổ chức, các nhân có liên quan.
Theo Thanh tra Chính phủ, Trung tâm Đức mẹ Núi Cúi triển khai xây dựng một số hạng mục công trình phục vụ “lễ đặt đá”, khi chưa được cấp giấy phép xây dựng là vi phạm khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014.
Chính quyền địa phương chậm phát hiện ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm về xây dựng, dẫn tới khi kiểm tra thì công trình vi phạm đã được xây dựng một phần hoặc hoàn thành nên rất khó xử lý, mất nhiều thời gian, đặc biệt là đối với công trình tôn giáo có tính chất nhạy cảm.
Các cơ quan chức năng có dấu hiệu buông lỏng quản lý về đất đai, xây dựng dẫn đến việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và cấp giấy phép xây dựng hầu hết được thực hiện sau khi các hành vi vi phạm pháp luật của chủ đầu tư đã xảy ra.
Bên cạnh đó, việc UBND tỉnh Đồng Nai giao 4,43ha đất cho Trung tâm Đức mẹ Núi Cúi tại Quyết định số 2519/QĐ-UBND (được thay thế bởi Quyết định số 2432/QĐ-UBND) trong đó có một phần thửa đất số 11, tờ bản đồ số 5 xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất (trên thửa đất này có “mốc khống chế pháo binh” số hiệu 7Q/41 - là 1 trong 176 Mốc khống chế pháo binh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, được Phòng Pháo binh, Quân khu 7 bàn giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai quản lý từ tháng 6/2012) trên cơ sở ý kiến đồng ý của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai, khi chưa có ý kiến của Bộ Quốc phòng về việc điều chỉnh “mốc khống chế pháo binh” làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quốc phòng của tỉnh.
Việc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh nhất trí với đề nghị của Toà Giám mục Xuân Lộc về việc vị trí giao đất (trong đó có một phần thửa đất số 77, tờ bản đồ số 5, xã Gia Tân 1), đồng thời khẳng định Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có thể điều chỉnh nhiệm vụ trong khu vực là trái thẩm quyền về việc ban hành quy định quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Mặc dù Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đã có ý kiến chỉ đạo; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (Phòng Tham mưu) đã nhiêu lân có văn bản báo cáo và xin ý kiên chỉ đạo của Phòng Pháo binh, Bộ Tham mưu Quân khu 7, nhưng cho đến nay Bộ Tư lệnh Quân khu 7 vẫn chưa có ý kiến về việc điều chỉnh mốc khống chế pháo binh này.
Trên thực tế, theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, “mốc khống chế pháo binh” này đã bị mất trước năm 2016, do Trung tâm Đức mẹ Núi Cúi san ủi mặt bằng để thực hiện DA.
Thông tin của Bộ Quốc phòng “hiện nay Quân khu 7 đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai tiến hành khôi phục, di dời, dịch chuyến mốc khống chế pháo bỉnh 7Q/41 sang vị trí mới tại tọa độ (24.36.1); việc di chuyến mốc khống chế pháo binh nêu trên bảo đảm cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai và Quân khu hoàn hành nhiệm vụ quốc phòng. Diện tích 13,627ha đất tại xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, UBND tỉnh Đồng Nai giao Tòa Giám mục Xuân Lộc xây dựng Trung tâm Đức mẹ Núi Cúi không thuộc đất quốc phòng. Hiện nay, khu vực điểm cao 177,4 với diện tích khoảng 40ha (Núi Cúi) đã được Quân khu 7 đưa vào địa hình có giá trị được quản lý theo Quyết định số 2256/QĐ-BQP ngày 30/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tích hợp vào quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Theo Thanh tra Chính phủ, mặc dù được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai giao quản lý các “mốc khống chế pháo binh” trên địa bàn huyện Thống Nhất, nhưng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thống Nhất thiếu trách nhiệm, để Trung tâm Đức mẹ Núi Cúi san lấp mất “mốc khống chế pháo binh - số hiệu 7Q/41” trong quá trình thi công công trình thuộc DA nhưng không phát hiện và xử lý kịp thời.
Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng cho phép xây dựng hạng mục công trình Tượng đài Đức mẹ có tổng chiều cao là 50,15m, cao hơn 0,15m so với độ cao tĩnh không tối đa (50m) đã được Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu chấp thuận tại Văn bản số 529/TC-QC và Quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 của DA được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 4148/QĐ-UBND ngày 22/11/2018. Kết quả kiểm tra thực địa và đo đạc (bằng công nghệ GNSS động thời gian thực) do UBND huyện Thống Nhất phối hợp với UBND xã Gia Tân 1 thực hiện vào ngày 1/8/2023, cho thấy, tổng chiều cao của hạng mục công trình “Tượng Đức mẹ” đã hoàn thiện là 48,8m, trên cốt đất tự nhiên trung bình của khu đất.
Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Trung tâm Đức mẹ Núi Cúi về hành vi vi phạm “thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép đã được cấp - hạng mục nhà y tế); trong đó, áp dụng biện pháp khắc phục chưa phù hợp với quy định. Tuy nhiên, trước khi kiểm tra, lập biên bản vi phạm thì Tòa Giám mục Xuân Lộc, Trung tâm Đức mẹ Núi Cúi có tờ trình xin điều chỉnh bổ sung chủ trương xây dựng các công trình tôn giáo Trung tâm Đức mẹ Núi Cúi, trong đó có xin điều chỉnh hạng mục nhà y tế.
Trong quá trình triển khai thực hiện DA, Trung tâm Đức mẹ Núi Cúi đã nhiều lần có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai (xây dựng một số công trình tạm trên đất nông nghiệp, ngoài ranh đất được giao, vi phạm khoản 1 và khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai năm 2013); xây dựng công trình không đúng nội dung giấy phép được cấp, vi phạm khoản 4 Điều 12 Luật Xây dựng năm 2014). Đặc biệt là hành vi san lấp mặt bằng tại thửa đất số 77, tờ bản đồ số 5, xã Gia Tân 1, làm mất “mốc khống chế pháo binh - số hiệu 7Q/41” khi cơ quan có thẩm quyền chưa thực hiện điều chỉnh “Mốc khống khống chế pháo binh”, vi phạm Điều 15 Nghị định số 04/CP ngày 16/1/1995 của Chính phủ, cần phải được xử lý nghiêm.
Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, để xảy ra nhiều tồn tại, thiếu sót, vi phạm, trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở TNMT, Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất, Chủ tịch UBND xã Gia Tân 1 và các tổ chức, cá nhân tham mưu có liên quan.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cần nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, xác minh, Tổng Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo UBND huyện Thống Nhất và các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động xây dựng, sử dụng đất của Trung tâm Đức mẹ Núi Cúi tại khu vực Núi Cúi; tránh để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép trong khu vực.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cần nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm về những hạn chế, tồn tại được Thanh tra Chính phủ chỉ ra tại kết luận thanh tra. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị có liên quan kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc để xảy ra những hạn chế, thiếu sót, vi phạm, có hình thức xử lý phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật; xác định biện pháp khắc phục có hiệu quả những hạn chế, thiếu sót trong thời gian tới.
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo kiểm điểm và xử lý trách nhiệm nghiêm minh theo quy định đối vớỉ các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những vi phạm, thiếu sót được chỉ ra tại kết luận thanh tra, nhất là đối với Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thống Nhất tại thời điểm tháng 1/2016. Đồng thời chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền trực thuộc Bộ xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm của Trung tâm Đức mẹ Núi Cúi liên quan đến việc san lấp mặt tại thửa đất số 77, tờ bản đồ số 5, xã Gia Tân 1, làm mất “mốc khống chế pháo binh - số hiệu 7Q/41”.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai chỉ đạo xử lý nghiêm trách nhiệm của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai tại thời điểm tháng 1/2016 và các tổ chức, cá nhân có liên quan đối với vi phạm đã được chỉ ra tại kết luận thanh tra theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.