Khung Giờ Học Thuộc Bài

Khung Giờ Học Thuộc Bài

Các môn KHTN như Toán, Lý, Hóa, Sinh cần tư duy logic, tính toán hơn so với các môn KHXH nên việc học vào buổi chiều là thích hợp nhất. Hãy chịu khó làm thật nhiều đề thi thử của năm nay và các năm trước trong khoảng thời gian 2 tháng cuối này.

Các môn KHTN như Toán, Lý, Hóa, Sinh cần tư duy logic, tính toán hơn so với các môn KHXH nên việc học vào buổi chiều là thích hợp nhất. Hãy chịu khó làm thật nhiều đề thi thử của năm nay và các năm trước trong khoảng thời gian 2 tháng cuối này.

Những cách cải thiện trí nhớ cho bé

Ban đầu, hãy lập cho con một thời gian biểu về các đầu việc bé cần phải làm trong ngày. Lâu dần con sẽ bắt đầu tạo thành thói quen và ghi nhớ chúng mà không cần phải xem lại lịch trình. Có rất nhiều cách giúp trẻ tạo lập thói quen cho bản thân như: Đặt những câu hỏi về việc trẻ đã làm ở lớp, để trẻ vận động trí nhớ và nhớ lại những việc mình đã làm trong ngày.

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ. Ngủ đủ và ngon giấc không chỉ giúp con có sức khoẻ tốt mà còn giúp não bộ tập hợp và tiếp thu những kiến thức trẻ được học trong ngày. Vì vậy, đây là cách tăng trí nhớ hiệu quả. Do đó, cha mẹ hãy rèn cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Nên cho trẻ ngủ đủ 8 tiếng/đêm và đi ngủ trước 22h. Khi cơ thể chìm vào giấc ngủ sâu, não bộ sẽ xử lý, củng cố, lưu giữ thông tin và giúp tinh thần trẻ được sảng khoái hơn cho ngày mới. Ngủ sớm và dậy sớm tốt hơn rất nhiều so với việc ngủ muộn và dậy muộn, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Nên cho trẻ ngủ đủ giấc, ăn đủ dinh dưỡng để cải thiện trí nhớ. Ảnh minh hoạ.

Trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất qua thực phẩm sẽ giúp con cải thiện sức khoẻ, vóc dáng trong độ tuổi mới lớn. Cho con ăn đủ các bữa trong ngày (bữa sáng, trưa, tối, 2 bữa phụ) cùng các loại thực phẩm chứa nhiều vi khoáng chất cũng là cách tăng trí nhớ của trẻ hiệu quả. Ví dụ như các thực phẩm sau đây: bí đỏ, trứng, sữa…

Một vài câu chuyện nhỏ đáng yêu, cuộc thảo luận giữa bố mẹ và con cái chính là khoảng thời gian hữu ích giúp trẻ ghi nhớ bất kì kiến thức nào. Có thể cùng chơi với con hay lặp đi lặp lại kiến thức đó hàng ngày, như thế dần dần não trẻ sẽ ghi nhớ từ lúc nào không hay biết. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể cùng bé chơi một số trò chơi trí nhớ. Tuy nhiên, để trẻ ghi nhớ lâu dài, hãy lặp đi lặp lại kiến thức thường xuyên hoặc dùng sơ đồ tư duy cũng là một cách hiệu quả.

Nguyễn Phương Linh, học sinh (HS) lớp 10C2, thủ khoa đầu vào Trường THPT Gia Định, TP.HCM, với 3 môn lần lượt là toán 10 điểm , ngữ văn 9 điểm và tiếng Anh 9,5 điểm, cho biết để tránh làm "cú đêm" thì trong quá trình ôn thi cố gắng tập trung, hiểu bài trên lớp. Với môn học có lượng bài tập nhiều sẽ giải đề ngay tại lớp học tránh “ôm” về nhà hoặc để tồn đọng lâu ngày.

“Ở môn toán phải học thuộc công thức, giải đa dạng bài tập, đề thi. Môn văn mình học thuộc thơ, còn cách phân tích thì tham khảo cách viết từ các bài văn mẫu, như thế làm cho dòng văn của mình khi diễn đạt sẽ trôi chảy hơn, cũng như cố gắng đọc báo, xem thời sự để áp dụng vào các dạng bài nghị luận xã hội”, Phương Linh bộc bạch.

Nguyễn Phương Linh cố gắng hiểu bài và làm bài tập ngay trên lớp để tránh trở thành "cú đêm"

Nguyễn Phương Linh cho biết những ngày không đi học thêm vào buổi chiều sẽ dành 30 đến 40 phút chạy bộ tại công viên gần nhà. “Mỗi khi em chạy bộ là liên tưởng đến các công thức, cách giải bài tập rất dễ dàng. Sau khi ăn cơm xong, 20 giờ em ôn bài đến 22 giờ là đi ngủ. Em luôn luôn thức dậy lúc 5 giờ để tập thể dục sau đó mới học bài, như thế cực kỳ hiệu quả”, Phương Linh nói.

Lê Minh Giao, thủ khoa đầu vào Học viện Cán Bộ TP.HCM năm 2019 (8,5 điểm môn văn, 9 điểm môn sử, 8.5 điểm môn sử) chia sẻ để có đủ kiến thức “chiến đấu” cho kỳ thi quan trọng, đòi hỏi phải cố gắng làm nhiều bài tập, ôn lý thuyết, hỏi thầy cô, bạn bè khi gặp vấn đề không hiểu. Và tất nhiên việc học ban đêm là điều không thể tránh khỏi, vì kiến thức là vô tận, với thời gian ít ỏi trên lớp thì không thể đáp ứng để đảm bảo cho kết quả cao.

“Học bài khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, mình chia đôi thời gian trong ngày ra từng khung giờ, buổi sáng học bài, buổi chiều làm bài tập, giải đề, buổi tối thì ôn lại những kiến thức, trước khi ngủ thì suy ngẫm những gì mình đã học trong ngày”, Minh Giao nói.

Theo Lê Minh Giao khung giờ để học bài lý tưởng là buổi sáng từ 5 giờ đến 9 giờ, còn buổi tối từ 22 giờ đến 23 giờ chỉ nên hình dung lại bài đã học trong ngày.

Là một người đã từng trải việc ôn thi, cô Lê Thị Thúy, giáo viên bộ môn công nghệ, Trường THPT Lê Quý Đôn, nhìn nhận một khi đã quen với việc thức khuya thì học bài rất nhanh nhưng sau một đêm ngủ dậy thì mình sẽ tạm thời quên phần kiến thức đã học vào đêm đó. Tuy nhiên, nếu sáng dậy cố gắng ôn lại một chút thì sẽ tốt và đỡ lo lắng hơn.

“Hồi đó, 22 giờ tối là mình đi ngủ, dậy lúc 4 giờ 30 rồi vận động nhẹ tầm 15 đến 20 phút, sau đó ngồi vào bàn học bài thì cực kỳ hiệu quả, kiến thức đã học sẽ dễ nhớ hơn”,  cô Thúy chia sẻ.

khung giờ giúp con ghi nhớ lâu hơn

7h là thời điểm thích hợp để gọi con dậy vào buổi sáng. Sau một giấc ngủ dài, trẻ sẽ lấy lại được năng lượng và tỉnh táo hơn. Nạp bữa sáng xong cũng là lúc con sẵn sàng và cảm thấy hứng khởi cho mọi hoạt động mới trong ngày. Học vào thời điểm này cũng khiến bé ghi nhớ lâu hơn. Ở các trường học, những tiết học đầu cũng được đánh giá là hiệu quả hơn với trẻ so với các tiết học gần trưa khi trẻ đang cảm thấy đói.

Sau khi ngủ dậy và ăn bữa xế, trẻ sẽ có năng lượng đủ để tiếp tục chuỗi hoạt động vào buổi chiều. Học bài vào thời điểm này cũng được coi là một cách hiệu quả. Khi trẻ đang tỉnh táo thì tinh thần sẽ tập trung cao độ hơn, từ đó hiệu quả học tập cũng sẽ được cải thiện.

Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút

Có một sự thật là nếu bạn nhẩm đi nhẩm lại một đoạn thơ hay bài hát nào đó trước giờ ngủ thì chắc chắn tới hôm sau bạn đã ghi nhớ nó rất tốt. Với trẻ cũng vậy, việc đọc sách, đọc truyện cho con trước giờ đi ngủ sẽ giúp bé ghi nhớ nội dung tốt hơn. Áp dụng phương pháp này, bố mẹ có thể nhắc lại một vài kiến thức con đã học, cùng trò chuyện, thảo luận về nó sẽ giúp con nhớ bài. Tuy nhiên hãy đảm bảo đó là những kiến thức nhẹ nhàng, dễ hiểu, tuyệt đối không quát tháo hay tỏ ra khó chịu nếu con chưa nhớ nhé. Việc học quá nhiều vào thời điểm này có thể gây phản tác dụng.

Hãy giúp con ghi nhớ tốt hơn, tránh học thuộc lòng. Ảnh minh hoạ.

h30 - 6h sáng: Học thuộc, học lý thuyết

Nhiều bạn thường rất khó khăn trong việc dậy sớm nhưng đây lại là khoảng thời gian tuyệt vời để học các môn lý thuyết. Bởi thời điểm này, không gian yên tĩnh, trong lành, đầu óc minh mẫn nhất sau khi được ngủ đêm sẽ giúp việc học thuộc, học lý thuyết dễ dàng hơn nhiều.

Nếu cảm thấy quá khó khăn để dậy sớm như vậy, tốt nhất, các bạn nên tập thói quen ngủ sớm thay vì là "cú đêm" như trước. Đừng nghịch điện thoại quá lâu mà hãy tập thói quen đi ngủ từ 10h tối rồi đặt chuông báo thức từ 4h15 và khoảng 15 phút sau dậy vệ sinh cá nhân là vừa. Sau khi vệ sinh cá nhân xong, bạn hãy tập vài động tác thể dục, giãn cơ đơn giản để đầu óc tỉnh táo hơn.

Có thể thời gian đầu sẽ rất khó khăn nhưng khi quen dần, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng và hiệu quả bất ngờ.