Mùa Nước Đổ Mùa Cấy Lúa Nếp

Mùa Nước Đổ Mùa Cấy Lúa Nếp

Hà Giang là điểm đến du lịch nổi tiếng của vùng núi Đông Bắc. Mỗi một mùa trong năm, Hà Giang mang những vẻ đẹp đặc trưng khác nhau. Không chỉ nổi tiếng với những cung đường đèo uốn lượn, những phiên chợ vùng cao đầy sắc màu, ở đây còn có mùa nước đổ làm say lòng du khách. Bức tranh Hà Giang mùa nước đổ là sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên và con người.

Hà Giang là điểm đến du lịch nổi tiếng của vùng núi Đông Bắc. Mỗi một mùa trong năm, Hà Giang mang những vẻ đẹp đặc trưng khác nhau. Không chỉ nổi tiếng với những cung đường đèo uốn lượn, những phiên chợ vùng cao đầy sắc màu, ở đây còn có mùa nước đổ làm say lòng du khách. Bức tranh Hà Giang mùa nước đổ là sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên và con người.

Hà Giang mùa nước đổ vào tháng mấy?

Hà Giang rất biết cách làm say lòng du khách, mỗi mùa trong năm đều có những cảnh sắc đẹp. Nếu mùa xuân đẹp bởi những màu hoa thì mùa hạ lại say đắm bởi bức tranh mùa nước đổ.

Ở Hà Giang, mùa nước đổ bắt đầu từ thời điểm giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ. Từ những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6, khi mà những cơn mưa đầu hạ bắt đầu trút xuống miền núi cao, cũng là lúc Hà Giang bước vào mùa nước đổ. Hà Giang khoác lên mình một màu áo mới rực rỡ và tràn đầy sức sống.

Mùa nước đổ hay còn gọi là mùa đổ ải. Lúc này, người dân lấy nước về những thửa ruộng bậc thang để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Dưới kỹ thuật của người dân, những triền ruộng bậc thang đầy ắp nước từ những khe lạch nhỏ trên núi cao đổ về.

Ruộng bậc thang là một phương thức canh tác sản xuất đặc trưng của đồng bào vùng núi cao. Đặc trưng của ruộng bậc thang là đồi núi có độ dốc cao, địa hình quanh co. Chính vì vậy, để dẫn nước lên ruộng là cả một nghệ thuật đòi hỏi những đôi tay khéo léo. Dưới những đôi tay cần mẫn, họ đã tạo nên những kiệt tác ruộng bậc thang mùa nước đổ. Mùa nước đổ đã trở thành một trong những sản phẩm du lịch độc đáo của vùng núi phía Bắc.

Bên cạnh mùa lúa chín, những thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ cũng rực rỡ không kém. Hà Giang mùa nước đổ là bức tranh tuyệt đẹp mà mẹ thiên nhiên ban tặng.

Bước vào mùa nước đổ, Hà Giang mang một vẻ đẹp rất riêng mà chẳng nơi nào có được. Những thửa ruộng bậc thang chứa đầy nước phản chiếu ánh sáng mặt trời. Lúc này, tạo nên những dải ánh sáng lung linh, biến những cánh đồng trở thành tấm gương khổng lồ giữa núi rừng. Một vẻ đẹp hoang sơ, bình dị nhưng vẫn giữ được khí chất hùng vĩ của núi rừng Đông Bắc.

Bức tranh càng đẹp hơn khi được ánh mặt trời chiếu rọi. Dưới ánh nắng mặt trời, mặt nước óng ánh, những thửa ruộng bậc thang trở nên rực rỡ. Thời điểm này, những thửa ruộng bậc thang như một bức tranh đa sắc. Màu vàng của phù sa, của nắng mới, chỗ lại được nhuộm xanh của mạ vừa gieo, chỗ lại phản chiếu đất trời tím biêng biếc. Tất cả đã hòa cùng nhau làm cho bức tranh Hà Giang mùa nước đổ thêm phần hấp dẫn và quyến rũ.

Đến Hà Giang vào mùa nước đổ để ngắm bức tranh núi đồi vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Tại đây, bạn sẽ khám phá được một vẻ đẹp rất khác của Hà Giang mà không phải lúc nào cũng có cơ hội chiêm ngưỡng.

Những địa điểm khám phá vẻ đẹp của ruộng bậc thang mùa nước đổ

Vẻ đẹp nổi bật của Hà Giang mùa nước đổ là những thửa ruộng bậc thang chứa đầy nước. Chính vì vậy, đến Hà Giang thời điểm này nhất định phải ghé thăm những thửa ruộng bậc thang.

Ruộng bậc thang là hình thức canh tác chủ yếu của người dân ở Hà Giang. Đến đây không khó để bắt gặp những thửa ruộng bậc thang chứa đầy nước vào mùa nước đổ. Để chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp Hà Giang mùa nước đổ, bạn phải đi ngược núi vài cây số. Tìm đến Hoàng Su Phì, Xín Mần để ngắm trọn vẹn vẻ đẹp tuyệt vời này. Tại đây, những thửa ruộng bám theo sườn đồi, ngọn núi cao hút mắt nhìn rất đỗi hùng vĩ. Những thửa ruộng nối nhau hút mắt vô tận. Bên cạnh những thửa ruộng là những bản làng với những ngôi nhà đơn sơ với nếp sống bình dị sẽ mang đến những cảm giác yên bình cho bạn.

Hà Giang mùa nước đổ không chỉ là bức tranh tuyệt đẹp mà còn là trải nghiệm lý thú. Thời điểm này đang là thời điểm đẹp nhất của mùa nước đổ. Nếu không có điều gì làm bạn vướng lòng, hãy liên hệ với nhà xe Bằng Phấn qua hotline: 1900.9389 – 0917.898.898 hoặc qua Website: https://xebangphan.vn/ để về với Hà Giang ngắm bức tranh mùa nước đổ.

Tháng 5, thời điểm bà con nông dân vùng cao bước vào mùa cày cấy. Những khóm mạ xanh ngắt bắt đầu được gieo trồng bên triền núi.

Trước khi gieo mạ, người nông dân bơm nước vào các thửa ruộng và cho trâu đi cày.

Phong cảnh nơi đây trở nên thi vị khi mặt cánh đồng loang loáng nước thành từng khoảng đan vào nhau.

Độ cao ở Y Tý là 2000 m so với mực nước biển. Đi lại ở khu vực này bạn sẽ cảm thấy các ruộng bậc thang như song hành cùng trời xanh.

Để lấy được nước vào ruộng, bà con dân tộc Mông, Dao, Dáy... tận dụng những cơn mưa đầu mùa.

Những ô ruộng bậc thang lượn theo sườn núi với nhiều hình thù. Mặt ruộng đầy nước phản chiếu ánh mặt trời cũng tạo nên những mảng mầu đẹp mắt.

Nơi được coi là đẹp nhất trong số các xã vùng cao của huyện Bát Xát là cánh đồng Thiên Sinh thuộc xã Ngải Thầu, tiếp đó mới đến xã A Lù, Mường Hum.

Đặc biệt, nơi đây còn có bà con Hà Nhì đen - dân tộc ít người nhất Việt Nam.

Tại Y Tý có thể thấy lối kiến trúc nhà trình tường đặc trưng của người Hà Nhì (nhà hình chữ nhật, tường đất dày 50 cm, mái lợp cỏ tranh nhọn hình kim tự tháp).

Nơi đây cách trung tâm thành phố Lào Cai hơn 70 km. Vào mùa đông, Y Tý hút hồn du khách bởi biển mây trắng xóa bao quanh những sườn núi, tạo nên khung cảnh huyền ảo.

Thông thường, mùa nước đổ vào tháng 5, còn mùa lúa chín từ tháng 8 đến tháng 10, hai thời điểm đẹp, thuận lợi để du khách có thể khám phá cao nguyên Y Tý.

Khi sương sớm lảng bảng trên những vách núi, những cô gái người dân tộc lại vác gùi, dắt trâu, chở thóc giống lên nương, nhiều tiếng í ới gọi nhau trong gió khiến khung cảnh nơi đây vừa gần gũi vừa huyền ảo

"Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng” - những câu hát mộc mạc, giản dị ghim sâu vào lòng người về vẻ đẹp hùng vĩ của nước non Cao Bằng.

Bản Giốc là một thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, nằm ở địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Thác có độ cao trên 30 m với nhiều khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá vôi. Ảnh: Bách Hợp.

Mỗi lần đến thác Bản Giốc, cảm nhận của du khách lại hoàn toàn mới. Người ta nói rằng, vẻ đẹp của thác Bản Giốc chia thành 2 mùa khác nhau là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9, nước đổi màu đỏ rực, dữ dội, tung những bọt trắng xóa tạo nên khung cảnh hùng vĩ. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, nước trong xanh, yên ả. Ảnh: Mạnh Vương.

Cao Bằng lúc nào cũng vậy, sự dữ dội, hùng vĩ luôn đan xen với nét thơ mộng, hiền hòa. Đối với những người ưa mạo hiểm, thích ngắm nhìn những cảnh hùng vĩ, oai hùng của thiên nhiên thì mùa mưa, mùa nước đổ tại thác Bản Giốc là một trải nghiệm nên có trong cuộc đời. Ảnh: Hữu Thông.

Theo nhiều người, khoảng thời gian đẹp nhất để đến Cao Bằng là tháng 9 đến tháng 12, khi thác Bản Giốc đầy nước trong xanh. Đầu tháng 12, hoa tam giác mạch, hoa dã quỳ nở khắp núi rừng. Ảnh: Trần Phương.

Thác Bản Giốc được chia thành 2 nhánh. Nhánh lớn với độ cao thấp, chảy qua từng bậc đá vôi thấp. Nhánh còn lại nhỏ hơn nhưng lại cao hơn, chảy hiền hòa giống như mái tóc của thiếu nữ. Ảnh: Phạm Cương.

Hình ảnh những cọn nước đặc trưng của người dân miền núi phía Bắc. Ảnh: Hữu Thông.

Đến với thác Bản Giốc, du khách có thể ngồi trên những chiếc bè nổi du ngoạn trên sông Quây Sơn. Ảnh: Tuấn Anh.

Dải lụa xanh ngọc là đặc trưng của Bản Giốc mùa thu. Ảnh: Tuấn Anh.

Trên sông Quây Sơn, người dân Cao Bằng tranh thủ đánh cá khi mùa nước về.

Màu lúa vàng thay cho biển xanh. Ảnh: Ngô Đức Mích.

Nắng chiều Bản Giốc lại càng tôn nên vẻ đẹp kỳ vĩ, nên thơ của đất trời biên cương. Ảnh: Tuấn Nhã. Vấn đề chủ quyền Thác Bản Giốc, mà Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Ước, là một hoặc hai thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Có dư luận cho rằng toàn bộ hai phần thác Bản Giốc vốn thuộc về Việt Nam và đã bị mất cho Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng khẳng định rằng thông tin đó hoàn toàn không có cơ sở, rằng Công ước Pháp-Thanh 1887 và Hiệp định 1999 đều quy định đường biên giới khu vực này chạy theo trung tuyến dòng chảy sông Quế Sơn (Quây Sơn), lên thác và tới mốc 53 phía trên. Nghĩa là, phần thác phụ hoàn toàn nằm bên phía Việt Nam, phần thác chính có một phần thuộc Trung Quốc. Trong Biên bản phân giới cắm mốc giữa Pháp và nhà Thanh ngày 31/5/1892 ghi rõ "Từ điểm này, đường biên giới chạy theo chính giữa (trung tuyến) dòng sông cho đến thác Ta Tung". Do cùng căn cứ vào lời văn mô tả này nên khi vẽ đường biên giới chủ trương Việt Nam và Trung Quốc đều vẽ trùng nhau, từ giữa dòng sông Quây Sơn đến chính giữa ngọn thác chính. Hai bên chỉ tranh chấp ở phần phía trên đỉnh thác, nơi có hai dòng chảy ôm lấy cồn Pò Đon (Pò Thoong) mà cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều muốn nhận là lãnh thổ của mình. Nguyên nhân tranh chấp là do trong Công ước Pháp Thanh 1887 và 1895, cùng những biên bản bản đồ kèm theo không mô tả cụ thể khu vực này. Cuối cùng, năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc đồng ý đường biên giới từ mốc 53 cũ đi qua cồn Pò Thoong, rồi đi tiếp đến chính giữa mặt thác chính của thác Bản Giốc, sau đó đi theo trung tuyến của dòng chảy chính của sông Quây Sơn. Như vậy, 1/2 thác chính của Bản Giốc cùng toàn bộ phần thác phụ và một 1/4 cồn Pò Thoong thuộc về Việt Nam, trong khi nếu theo nguyên tắc quốc tế thì toàn bộ cồn này phải thuộc về Trung Quốc vì dòng chảy chính nằm về phía Việt Nam. Nhiều người nghi ngờ Việt Nam nhường thác cho Trung Quốc đã viện dẫn các tư liệu lịch sử, văn học, sách giáo khoa, thậm chí cả Sách Trắng của Bộ Ngoại giao công bố vào những năm 1970 để khẳng định rằng toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam. Nhưng những tư liệu mà họ nêu ra lại không phải là bộ phận của Công ước Pháp-Thanh 1887, Công ước Pháp-Thanh 1895 mà Việt Nam và Trung Quốc lấy làm căn cứ pháp lý duy nhất để đàm phán xác lập đường biên giới mới.

----------------------  Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "Ban chấp hành Hội Y học Tp.HCM nhiệm kỳ VIII". Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến [email protected]. Để đăng lên nhóm này, hãy gửi email đến [email protected]. Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/banchaphanhhoiyhoc8/CAKuDX64OCHaqtN6-Oe41nUUTDKFYixZAFy_TeXC5-Ex_Q8pa0w%40mail.gmail.com. Để có thêm tùy chọn, hãy truy cập https://groups.google.com/d/optout.