Học ngoại ngữ chưa bao giờ là một việc dễ dàng, có nhiều ngôn ngữ rất khó học và những quy tắc của nó khác hẳn với thứ ngữ pháp mà chúng ta từng biết. Những nhà ngôn ngữ học đã tổng kết ra năm ngôn ngữ khó học nhất đó là tiếng Ả Rập, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hungary và Nhật Bản . Như chúng ta đã biết tiếng Việt được thành lập dựa trên bảng chữ cái la tinh, đây cũng là bảng chữ cái phổ biến nhất trên thế giới mà ai ai cũng biết và quen thuộc cả. Cái khó là về phần ngữ pháp và luyến láy trong cách phát âm thôi. Nhưng chúng ta đang nói đến tiếng Đức ngôn ngữ mẹ đẻ của đất nước sinh ra những cỗ xe tăng bọc thép. Nếu có bạn nào đang có dự định đi du học Đức thì hãy yên tâm nhé, tiếng Đức không phải là ngôn ngữ khó nhất đâu.
Học ngoại ngữ chưa bao giờ là một việc dễ dàng, có nhiều ngôn ngữ rất khó học và những quy tắc của nó khác hẳn với thứ ngữ pháp mà chúng ta từng biết. Những nhà ngôn ngữ học đã tổng kết ra năm ngôn ngữ khó học nhất đó là tiếng Ả Rập, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hungary và Nhật Bản . Như chúng ta đã biết tiếng Việt được thành lập dựa trên bảng chữ cái la tinh, đây cũng là bảng chữ cái phổ biến nhất trên thế giới mà ai ai cũng biết và quen thuộc cả. Cái khó là về phần ngữ pháp và luyến láy trong cách phát âm thôi. Nhưng chúng ta đang nói đến tiếng Đức ngôn ngữ mẹ đẻ của đất nước sinh ra những cỗ xe tăng bọc thép. Nếu có bạn nào đang có dự định đi du học Đức thì hãy yên tâm nhé, tiếng Đức không phải là ngôn ngữ khó nhất đâu.
Tiếng Đức có thể hoán đổi vị trí của các chủ ngữ và thành phần khác qua động từ đã được chia, tiếng Việt thì nói theo trình tự Chủ ngữ - Vị ngữ - Thành phần bổ sung không thể hoán vị được. Điều này cũng là một trong những khó khăn đối với những ai mới bắt đầu học tiếng Đức.
Theo Luật Ngoại kiều Đức và Luật Lao động hiện hành, sinh viên du học muốn tham gia lao động hay làm thêm kiếm thu nhập phải được Sở Lao động địa phương và Sở Ngoại kiều đồng ý cấp phép. Giấy phép Lao động (Arbeitserlaubnis) này, bạn phải xin trước khi bắt đầu tham gia vào lao động.
Tuy nhiên nếu là sinh viên chính thức của các trường đại học thì được miễn giấy phép khi làm thêm 90 ngày/năm với 8 tiếng/ngày hoặc 180 ngày/năm nếu làm 4 tiếng/ngày, không phân biệt ngày thường hay các kỳ nghỉ, lễ. Nhưng nếu bạn làm việc hơn 20 tiếng/tuần thì tuần đó sẽ được tính tương đương với 7 ngày làm việc. Nếu như bạn chỉ tranh thủ thời gian lúc rảnh để đi làm thêm những công việc nhẹ hay mini job thì số tiền kiếm được chỉ đủ để chi tiêu vào những thứ lặt vặt, trang trải cuộc sống là không thể. Nếu may mắn tìm được hợp đồng làm 40 tiếng một kỳ nghỉ thì số tiền bạn thu về có thể lên tới 600 Euro một tháng.
Ở Việt Nam, bạn có thể đi đến bất kỳ cửa hàng nào đang tuyển dụng, nếu được nhận bạn có thể đi làm ngay. Tuy nhiên ở Đức, nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ hoạt động làm thêm của sinh viên, mọi trường hợp làm việc không có hợp đồng đều bị quy là phạm pháp và có mức phạt khá cao cho cả người thuê và sinh viên làm thêm tại Đức. Nhiều bạn du học sinh nghĩ nếu xin vào các cửa hàng của người Việt sẽ được giúp đỡ nhiệt tình nhưng hầu hết họ đều không dám bởi họ biết luật lao động ở Đức được kiểm soát rất gắt gao.
Ngoài ra, việc đi làm thêm cũng có rất nhiều rủi ro. Thứ nhất, bạn sẽ dễ dàng lơ là học tập bởi sau một ngày dài làm việc mệt mỏi cộng với thời tiết thất thường làm bạn quên đi bài vở cho dù trước đó bạn có quyết tâm học tập rất cao. Một rủi ro thứ hai mà nhiều sinh viên gặp phải đó là quá chú trọng vào việc kiếm tiền, chấp nhận bỏ học vài buổi chỉ để đi làm thêm. Điều này hình thành thói quen bỏ bê học hành, muốn đi làm nhiều hơn đi học, rời xa mục đích quan trọng nhất khi đến Đức.
Khi ta đọc số hàng chục trong tiếng Đức thì ta đọc số hàng đơn vị trước rồi sau đó mới đến số hàng chục. Ví dụ số 23 được đọc là “dreiundzwanzig“. Nhưng khi viết thì ta phải viết số hai trước và số ba sau. Điều này tưởng chừng như rất nhỏ nhặt nhưng thực chất nó gây ra khó chịu không chỉ với người nước ngoài học tiếng Đức mà còn ngay cả với những người bản xứ. Trên đây là một số điểm khác biệt của tiếng Đức với tiếng Việt. Những người mới bắt đầu học tiếng Đức sẽ cảm thấy rất khó khăn để làm quen với các quy tắc này nhưng không có nghĩa là không thể quen được.
Những khó khăn khi học tiếng Đức là gì? Cách khắc phục những khó khăn này để bạn có thể học tiếng Đức dễ dàng hơn, tránh mắc sai lầm
Khó khăn khi học tiếng Đức là gì? Học tiếng Đức như thế nào là hiệu quả? Học một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ chưa bao giờ là dễ dàng cả. Trên thế giới có rất nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, được đánh giá khó học nhất là tiếng Hàn Quốc, Trung Quốc, Ả Rập, Nhật Bản và Hungary. Thật may mắn là không phải tiếng Đức. Nhưng bất kì một ngôn ngôn ngữ nào cũng đều có nét độc đáo riêng cũng như có khó khăn riêng. Hãy theo chân Hướng nghiệp quốc tế Việt Chí để giải đáp thắc mắc về tiếng Đức nhé!
Có rất nhiều phương pháp dạy tiếng Đức cũng như cách ứng dụng để học tập. Tại đây, Việt Chí sẽ đưa ra 2 bí kíp để khắc phục những khó khăn khi học tiếng Đức vốn có đó là:
Nghe là một kỹ năng rất quan trọng khi học bất kì ngôn ngữ nào trước khi rèn luyện những kỹ năng khác. Nếu bạn nghe tốt thì chắc chắn việc bạn học nói hay viết tiếng Đức cũng trở nên thật dễ dàng. Cũng giống với việc những đứa trẻ khi học nói, chúng đã phải trải qua cả một quãng thời gian dài để nghe mọi người lớn xung quanh nói chuyện và rồi nhại theo, học theo âm thanh ấy. Đây được xem là một bản năng vốn có của con người từ khi được sinh ra. Vì vậy, khi học một ngôn ngữ mới thứ hai hay thứ ba, thứ tư,... thì bạn vẫn nên bắt đầu từ việc lắng nghe trước và bắt chước nó. Việc này sẽ giúp cho bạn củng cố cấu trúc ngữ pháp, vốn từ vựng của mình.
Nghe cũng là một kỹ năng để giao tiếp. Bất cứ người nào cũng thường xuyên sử dụng kỹ năng này trong cuộc sống. Vì vậy, bạn nên tạo ra môi trường chỉ giao tiếp với ngôn ngữ bạn đang học, sử dụng ngôn ngữ đó ngày càng nhiều thì sẽ giúp cho trình độ nghe của bạn tăng cao. Bạn có thể tham gia vào các lớp học tiếng Đức hay làm quen với những người bản xứ . Hay đơn giản là bạn có thể nghe nhạc, xem những chương trình hay tin tức về tiếng Đức, thậm chí là những bộ phim của Đức. Nghe càng nhiều thì trình độ tiếng Đức của bạn sẽ càng tốt.
Xem thêm: Có nên học tiếng Đức - Lý do giúp bạn có động lực để học tiếng Đức ngay
Sai lầm của những bạn khi học nói tiếng Đức đó chính là ngại nói, ngại giao tiếp, sợ nói sai. Khi giao tiếp, mọi người thường hay sử dụng kỹ năng nhiều hơn là kỹ năng viết. Do đó, so với việc bạn giỏi viết, giỏi làm đề thì việc bạn nói tiếng Đức quan trọng hơn rất nhiều. Kỹ năng nói đi đôi với kỹ năng nghe. Đây là 2 kĩ năng vô cùng quan trọng đối với du học sinh tại Đức. Du học Việt Chí cho rằng:
- Bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều về việc bạn nói sai. Cứ tự tin mà nói, nói sai thì sửa, nói khi nào đúng mới thôi.
- Đừng sợ mắc lỗi nói bởi vì bất cứ ai lúc bắt đầu nói cũng mắc sai lầm cả. Bạn chỉ cải thiện được các điểm yếu, nói tốt hơn chỉ khi mà bạn dám nói. Nếu ngày nào cũng thực hành nói tiếng Đức thì chắc chắn rằng khả năng nói tiếng Đức của bạn sẽ tiến bộ vượt bậc sau một khoảng thời gian đấy! Nếu bạn đang rất lo ngại về phát âm hay ngữ điệu của mình thì bạn có thể làm như sau:
- Nghe nhiều để nhại lại, bắt chước nói theo.
- Ghi âm lại lời mình nói và mở ra, so sánh với phát âm gốc xem có khác biệt gì hay không.
Xem thêm: Chứng chỉ tiếng Đức - Tham khảo để biết bạn cần chứng chỉ nào khi du học Đức nhé!
Muốn phát âm thật chuẩn giống với người bản ngữ thì bạn cần một quá trình cố gắng luyện tập rất là nhiều. Do đó, hãy kiên trì mỗi ngày, không cần phải mặc cảm, tự ti với các lỗi sai của mình nhé! Điều quan trọng là bạn có dám nói tiếp, sửa những lỗi đó đến khi hết sai hay không thôi! Mọi thông tin kiến thức du học Đức và góc chia sẻ về cuộc sống, con người Đức đều được Việt Chí tìm hiểu kỹ lưỡng và viết bài. Do đó, nếu có bất kì thắc mắc nào vui lòng liên hệ: Hotline: 0919843873
Trong khoảng thời gian du học Đức, bạn sẽ không bao giờ biết trước được mình sẽ có những trải nghiệm gì và phải vượt qua những khó khăn thử thách nào. Thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ có vẻ ổn thỏa, nhưng sau đó là cả một chặng đường dài mà chúng ta cần phải vượt qua.