Sổ tiết kiệm ngân hàng là cuốn sổ vật lý được ngân hàng cấp phát khi khách hàng gửi tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng. Vậy có nên mở sổ tiết kiệm không? Cần lưu ý gì khi mở sổ tiết kiệm? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau!
Sổ tiết kiệm ngân hàng là cuốn sổ vật lý được ngân hàng cấp phát khi khách hàng gửi tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng. Vậy có nên mở sổ tiết kiệm không? Cần lưu ý gì khi mở sổ tiết kiệm? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau!
Khi mở sổ tiết kiệm tại quầy, khách hàng sẽ được nhân viên ngân hàng hướng dẫn mở sổ nhanh chóng thông qua các bước sau:
Khi mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng, khách hàng không cần lo lắng vì sẽ được giao dịch viên hướng dẫn suốt quá trình.
So với mở tài khoản tiết kiệm online, việc mở sổ tiết kiệm trực tiếp tại quầy có những ưu điểm sau:
Tuy nhiên, hình thức này có một số bất cập như:
Vì thế, người dùng nên ưu tiên gửi tiết kiệm online để được hưởng lãi suất tốt hơn, dễ dàng theo dõi tiền gửi cũng như thao tác rút - gửi tiết kiệm. Khách hàng chỉ nên mở sổ tiết kiệm ngân hàng khi việc đi đến ngân hàng thật sự thuận tiện hoặc gặp khó khăn trong việc thao tác trên tài khoản ngân hàng online.
Sổ tiết kiệm là tài sản vật lý giúp người dùng dễ dàng lưu trữ, bảo quản và kiểm tra thông tin tiền gửi trên sổ.
Đối với những người mới mở sổ tiết kiệm lần đầu, có 2 lưu ý sau đây mà chủ sổ cần ghi nhớ để quá trình tiết kiệm diễn ra thuận lợi:
Ghi nhớ chữ ký khi gửi tiết kiệm: Khách hàng sẽ được yêu cầu ký xác nhận trực tiếp tại quầy khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng. Nếu ngân hàng phát hiện chữ ký ở các giao dịch sau không giống với chữ ký ở giao dịch đầu tiên thì khách hàng sẽ cần ký lại cho tới khi đạt yêu cầu.
Đây là một phương pháp giúp đảm bảo người đang giao dịch chính là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hạn chế tình trạng làm giả chữ ký để trục lợi trái phép. Do đó, khách hàng cần ghi nhớ kỹ mẫu chữ ký đầu tiên khi xác nhận giao dịch gửi tiết kiệm và các giao dịch khác tại ngân hàng.
Khách hàng cần nhớ kỹ mẫu chữ ký xác nhận gửi tiền tiết kiệm để tiết kiệm thời gian khi thực hiện giao dịch tại ngân hàng.
Giữ gìn và bảo mật thông tin sổ tiết kiệm, thông báo ngay cho ngân hàng nếu mất sổ: Sổ tiết kiệm chứa toàn bộ thông tin về khoản gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng. Vì vậy, khách hàng cần cất kỹ sổ tiết kiệm, không chia sẻ thông tin sổ hoặc cho người khác mượn sổ, tốt nhất là nên tự thực hiện các giao dịch liên quan đến sổ tiết kiệm của mình.
Khách hàng cần cất giữ cẩn thận sổ tiết kiệm, không tiết lộ thông tin sổ hoặc cho bất kỳ ai mượn sổ.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến người đọc toàn bộ thông tin liên quan đến sổ tiết kiệm ngân hàng. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin về mở sổ tiết kiệm, khách hàng có thể liên hệ với Techcombank qua địa chỉ sau:
Ngành tài chính (Finance) gồm các chuyên ngành sau nè:
- chuyên ngành Quản lý tài chính công: Public Financial Management
- chuyên ngành Tài chính Quốc tế: International Finance
- chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp: Corporate Finance
- chuyên ngành Tài chính Bảo hiểm: Finance and Insurance
- chuyên ngành Ngân hàng: Banking
Nếu muốn mở sổ tiết kiệm, khách hàng cần tham khảo một số thông tin sau:
Điều kiện mở sổ: Người đủ điều kiện mở sổ là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ hành vi năng lực dân sự theo quy định của pháp luật, có CMND/CCCD/hộ chiếu lưu trú hợp pháp tại Việt Nam. Nếu người gửi có độ tuổi từ 15 đến dưới 18 tuổi thì cần có người đại diện hợp pháp thay mặt gửi tiền, đồng thời cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác theo quy định của ngân hàng.
Kỳ hạn tiết kiệm: Kỳ hạn gửi tiết kiệm là thời gian mà khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Đối với mở sổ tiết kiệm vật lý, ngân hàng sẽ có đa dạng kỳ hạn gửi tiền như: từ 1-12 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng...
Khách hàng nên lựa chọn kỳ hạn phù hợp với khả năng lưu động dòng tiền của bản thân, tránh tình trạng tất toán trước hạn gây giảm lãi.
Lãi suất tiết kiệm: Thường dao động từ 3 - 6%/năm tuỳ theo chính sách của từng ngân hàng và tình hình thị trường trong từng thời điểm. Bên cạnh đó, lãi suất gửi tiết kiệm cũng sẽ khác nhau tùy theo số tiền gửi, kỳ hạn gửi, đơn vị tiền gửi, hình thức gửi...
Ngày đáo hạn và ngày tất toán sổ tiết kiệm: Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng khách hàng gửi tiền tại ngân hàng theo kỳ hạn đã chọn. Ví dụ: Ngày 1/1/2024 bạn gửi tiết kiệm 500 triệu, kỳ hạn 6 tháng thì ngày đến hạn đáo hạn sổ của bạn sẽ là ngày 30/6/2024.
Trong ngày này, khách hàng có thể tất toán sổ tiết kiệm để rút cả gốc lẫn lãi hoặc tái tục 1 phần hay toàn bộ số tiền sau tích lũy vào các kỳ hạn khác. Nếu khách hàng quên không tất toán, ngân hàng sẽ gửi toàn bộ số tiền sau tích lũy vào một kỳ hạn mới bằng với kỳ hạn liền trước mà khách hàng đã chọn.
Số tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm: Số tiền gửi tối thiểu là số tiền ít nhất mà khách hàng cần để mở sổ tiết kiệm, thường khoảng từ 1.000.000 - 5.000.000 VND tùy ngân hàng.
Số tiền gửi tối thiểu là khoản tiền ít nhất theo quy định của ngân hàng mà khách hàng phải nộp vào sổ lần đầu tiên để làm vốn sinh lời.
Phí làm sổ: Hiện tại, khách hàng được mở sổ tiết kiệm không mất phí tại hầu hết các ngân hàng Việt Nam nhưng có thể chịu phí khoảng 0,01 - 0,03%/năm (tối thiểu 10.000 - 20.000 VND, tối đa 1.000.000 VND) nếu rút sổ trước hạn. Ngoài ra, khách hàng sẽ phải nộp phí khi thực hiện các giao dịch khác như: Cấp lại sổ, chuyển nhượng sổ, phong tỏa sổ khi cần vay vốn hoặc làm thủ tục ủy quyền cho người khác rút sổ tiết kiệm…
Thời gian làm sổ: Khách hàng khi gửi tiết kiệm tại quầy sẽ được cấp sổ tiết kiệm vật lý ngay sau khi hoàn tất thủ tục gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ làm việc trong giờ hành chính nên khách hàng chỉ có thể làm sổ tiết kiệm trong thời gian này.
Khách hàng sẽ được cấp sổ ngay tại quầy sau khi đăng ký gửi tiết kiệm thành công.
Sổ tiết kiệm ngân hàng là cuốn sổ vật lý có giá trị pháp lý tương đương với chứng nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm, được cấp phát khi khách hàng gửi tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng.
Một cuốn sổ tiết kiệm sẽ bao gồm đầy đủ các thông tin sau:
Sổ tiết kiệm được phát ngay tại thời điểm gửi tiền lần đầu và là chứng nhận quyền sở hữu khoản tiết kiệm.
Nếu khách hàng gửi tiết kiệm online thì sẽ không được ngân hàng cấp sổ tiết kiệm vật lý. Thay vào đó, khách hàng sẽ kiểm soát khoản tiền gửi thông qua tài khoản tiết kiệm online. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết sự khác biệt của sổ tiết kiệm và tài khoản tiết kiệm online để bạn hiểu rõ hơn:
Mở online qua Mobile Banking/Internet Banking.
Có giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD/Hộ chiếu...
Có tài khoản thanh toán đã liên kết với Internet Banking hoặc Mobile Banking cùng ngân hàng.
Theo giờ làm việc của ngân hàng.
Bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Đảm bảo an toàn bởi bộ phận bảo vệ - An ninh tại ngân hàng.
Đảm bảo an toàn bởi hệ thống bảo mật tiên tiến như xác thực. đa lớp, mật khẩu sinh trắc học vân tay/Face ID...
Thông thường, lãi suất sẽ thấp hơn các sản phẩm tiết kiệm online khoảng 0,1 - 0,4%/năm.
Thông thường, lãi suất sẽ cao hơn gửi tiết kiệm mở sổ vật lý truyền thống khoảng 0,1 - 0,4%/năm.
Làm thủ tục tất toán tại ngân hàng.
Tất toán trên Mobile Banking/Internet Banking.
Mở sổ tiết kiệm ngân hàng có lãi suất thấp hơn gửi online nhưng nhận được sự hướng dẫn tận tình từ giao dịch viên tại quầy.
Có thể thấy, 2 hình thức này có nhiều điểm khác nhau, phù hợp với những mong muốn và mục tiêu gửi tiết kiệm khác nhau của khách hàng. Vậy có nên mở sổ tiết kiệm? Theo dõi phần dưới đây để hiểu rõ hơn!