Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua triệu đại diện sứ quán Trung Quốc đến để phản đối về việc tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02, trong khi các lực lượng chức năng Việt Nam tăng cường biện pháp bảo vệ tàu hoạt động trên biển.> Tàu cá Trung Quốc lại làm đứt cáp Bình Minh 02
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua triệu đại diện sứ quán Trung Quốc đến để phản đối về việc tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02, trong khi các lực lượng chức năng Việt Nam tăng cường biện pháp bảo vệ tàu hoạt động trên biển.> Tàu cá Trung Quốc lại làm đứt cáp Bình Minh 02
Tết cổ truyền Việt tuy không phải là du nhập từ Trung Hoa, nhưng trong 1.000 năm Bắc thuộc, văn hóa nước ta cũng có ảnh hưởng ít nhiều văn hóa của anh bạn láng giềng vĩ đại này.
Có thể nói, đối với cả hai dân tộc Việt và Trung Hoa, Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm để các gia đình sum họp, đoàn tụ và cùng nhau nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Màu chủ đạo trong ngày Tết của cả hai quốc gia là màu đỏ, màu của sự may mắn, sung túc.
Trẻ con trong ngày Tết đều được tặng lì xì (mừng tuổi) cùng với những lời chúc tốt đẹp. Và đặc biệt nhất là bữa cơm đêm giao thừa và sáng mùng 1 Tết, là những thời khắc thiêng liêng đối với cả hai dân tộc.
Tuy nhiên, Tết ở Việt Nam và Trung Hoa lại có nhiều điểm khác biệt vì mỗi nước có nét văn hóa đặc trưng riêng. Về tên gọi, Tết âm lịch nước ta gọi là Tết Nguyên đán trong khi Tết Nguyên đán của Trung Hoa lại là ngày mùng 1 tháng 1 dương lịch, còn Tết âm lịch họ gọi là Xuân Tiết.
Tuy cùng tính theo lịch âm, nhưng thời gian nghỉ Tết của hai nước khác nhau. Nước ta bắt đầu vui Tết từ ngày tiễn ông Công ông Táo 23 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch trong khi Trung Quốc vui Tết từ mùng 8 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng âm lịch.
Tết của dân tộc Việt thì đơn giản, chân thực hơn, xuất phát từ “vui mừng được mùa lúa sau một năm gieo trồng vất vả và mừng mùa cấy trồng mới”. Tết là dịp để nghỉ ngơi và đoàn tụ gia đình, người thân, cùng chúc tụng nhau một năm mới tốt đẹp.
Tết của dân tộc Trung Hoa xuất phát từ truyền thuyết chống lại Niên thú. Niên thú hay đến vào dịp đầu năm mới để phá phách, làm hại đến gia súc gia cầm, mùa màng và người dân. Vì vậy, người dân hay để đồ ăn ở trước cửa nhà vào dịp năm mới để khi niên thú đến sẽ ăn và không tấn công con người nữa. Một lần, người ta nhìn thấy con Niên run sợ khi đứng trước một em bé mặc đồ đỏ và họ nhận ra rằng con Niên rất sợ màu đỏ. Từ đó trở đi, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà đều treo đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ, đốt pháo đỏ, mặc đồ đỏ để xua đuổi Niên thú.
Về phong tục ngày Tết, người Trung Hoa có tục treo ngược chữ Phúc, bởi trong tiếng Hán nó có nghĩa là “Phúc đảo” đồng âm với “Phúc đáo” nghĩa là Phúc đến. Họ còn đốt pháo, tổ chức múa lân, múa sư tử rất rộn ràng.
Còn ở Việt Nam, phong tục rất phong phú và đặc sắc như ngày 23 tháng Chạp âm lịch là lễ tiễn ông Công ông Táo; Tiếp đó là những ngày rộn ràng gói bánh chưng bánh tét, về quê ra mộ thắp hương rước ông bà về nhà ăn Tết, chuẩn bị mâm ngũ quả, trồng cây Nêu để xua đuổi ma quỷ, làm mâm cơm cúng giao thừa, giao thừa xong thì xông đất, hái lộc; Sáng mùng 1 đi đến từng nhà chúc Tết, thăm hỏi; mùng 3 hóa vàng…
Nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam và Trung Hoa đều rất đặc sắc và tinh tế nên thực đơn ngày Tết rất phong phú. Việt Nam có món “nhìn là thấy Tết” như: xôi gấc, bánh chưng, bánh tét, mứt tết, nem rán, giò lụa, giò thủ, thịt đông (miền Bắc), thịt kho hột vịt (miền Nam), bò kho mật mía (miền Trung), canh măng, canh khổ qua…
Trung Hoa thì nào cả loại mứt Tết, bánh Niên cao, bánh củ cải, bánh khoai môn, sủi cảo, há cảo, gà Kung Pao, vịt quay Bắc Kinh, mì sợi dài, trà trứng…
Trở lại ý nghĩa Tết cổ truyền của người Việt, vẫn là một phong tục, một mỹ tục ngàn đời mà ông cha ta để lại cho dân tộc, để cho “con rồng cháu tiên” muôn đời sau vẫn tiếp nối những truyền thống văn hóa thuần Việt, đầy ý nghĩa “uống nước cội nguồn”. Cùng với các lễ hội khác, lễ Tết ở Việt Nam thể hiện tình cảm cộng đồng dân tộc sâu sắc, nối kết giữa các thế hệ, nối kết giữa quá khứ và hiện tại, giàu ý nghĩa nhân văn và văn hóa Việt.
Các tour du lịch quốc tế ở Trung Quốc bị cấm từ Tháng Giêng năm 2020 vì đại dịch Covid-19. Sau 3 năm áp dụng chính sách “Zero Covid”, chính quyền Trung quốc đã cho phép các công ty lữ hành mở lại các tour du lịch từ Tháng Hai năm nay.
Thông báo cho biết, công dân Trung Quốc được đi du lịch theo đoàn thông qua các công ty lữ hành tới 20 quốc gia.
Theo China Daily, bắt đầu từ ngày 6 Tháng Hai, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc nối lại các tour du lịch ra nước ngoài tới 20 quốc gia, gồm: Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Maldives, Sri Lanka, Philippines, Malaysia, Singapore, Lào, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ai Cập, Kenya, Nam Phi, Nga, Thụy Sĩ, Hungary, New Zealand, Fiji, Cuba và Argentina.
Trong số 20 quốc gia này, không có Việt Nam hay Nhật Bản, một số nước trong khối EU (Liên minh châu Âu).
Tuy vậy, theo trang mạng trip.com, một công ty du lịch trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, lượt tìm kiếm các chuyến du lịch theo nhóm đến Thái Lan, Indonesia, Singapore, Campuchia và Việt Nam là cao nhất. Tuy nhiên, các điểm đến phổ biến nhất ở nước ngoài đối với du khách Trung Quốc chỉ gồm Bangkok và Chiang Mai ở Thái Lan, Singapore, Kuala Lumpur ở Malaysia, Manila ở Philippines và Bali ở Indonesia.
Trong khi Thái Lan đang chuẩn bị rốt ráo đón lượng du khách lớn từ Trung Quốc đổ vào, thì Nhật Bản bày tỏ sự thất vọng khi nước này không được đưa vào danh sách các điểm đến nước ngoài do chính quyền Trung Quốc đưa ra.
Lý do cũng dễ hiểu vì hiện nay Nhật Bản vẫn đang áp dụng những yêu cầu nghiêm ngặt về xét nghiệm Covid-19 đối với du khách Trung Quốc.
Riêng Việt Nam thì chẳng ai biết tại sao lại bị Trung Quốc “đối xử tệ” như thế, dù từ ngày 8 Tháng Giêng, ngay khi Trung Quốc cho người dân xuất cảnh, Việt Nam đã đón nhiều đoàn du lịch từ nước này.
Việt Nam là một trong những nước mở cửa sớm nhất đối với du khách Trung Quốc, kể cả việc bãi bỏ quy định xét nghiệm Covid-19. “Thế nên việc Trung Quốc không cho phép các công ty du lịch của họ tổ chức tour đến Việt Nam là một sự sỉ nhục”, một cư dân mạng viết như thế.
Độc giả VNExpress namnguyen lại cho rằng đó là “tin vui nhất trong đời”. Nhiều người khác cũng nghĩ như thế, vì họ cho rằng du khách Trung Quốc rất bát nháo, ăn nói bỗ bã, mất trật tự, lại còn hay xả rác, ăn ở mất vệ sinh khiến nơi nào họ đi qua cũng bị ô nhiễm. “Không có họ đỡ dọn dẹp, mà tiền thu được chẳng là bao, vì toàn là loại du lịch 0 đồng”, độc giả NX bày tỏ ý kiến.
Cư dân mạng lại có cái nhìn khác độc giả của các tờ báo chính thống. Có thể họ được tự do diễn đạt ý kiến hơn và không bị cắt xén.
Tài khoản N.Đ.T. viết: “Dân China nhiễm toàn virus lạ, chẳng ai biết chủng nào. Họ không tới lúc này càng cảm ơn, vì dân mình đỡ bị nhiễm”.
Tuy nhiên, một số người cho rằng Việt Nam chớ vội mừng, vì cấm hay không cho phép thì dân Trung Quốc cũng tràn lan ở Việt Nam rồi, cần gì bán tour nữa.
Còn lý do khiến Việt Nam không có tên trong các quốc gia được chính quyền Trung Quốc cho phép tổ chức du lịch theo đoàn cũng rất đơn giản, được nhiều người đồng tình:
“Trung Quốc coi Việt Nam như là một thành phố của họ rồi thì qua Việt Nam như đi du lịch nội địa thôi, thì cần gì phải mở cửa hay cho phép?”