Từ trước tới nay, giới du khách quốc tế vẫn luôn ngưỡng mộ Hồ Bắc khi được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh trứ danh muôn vùng. Thế nhưng, phải là vùng đất linh thiêng như thế nào thì nơi đây mới giữ chân được mẹ thiên nhiên chứ đúng không? Vâng, đó là cả một nền văn hóa – sử thi vừa lâu đời, vừa bền vững được bảo tồn qua những công trình kiến trúc, truyền thống,… Hôm nay Kim Lien Travel sẽ dẫn bạn ghé thăm một trong những điểm đầu đại diện cho văn hóa Hồ Bắc đó chính là cổ thành Kinh Châu, gét gooooo!
Từ trước tới nay, giới du khách quốc tế vẫn luôn ngưỡng mộ Hồ Bắc khi được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh trứ danh muôn vùng. Thế nhưng, phải là vùng đất linh thiêng như thế nào thì nơi đây mới giữ chân được mẹ thiên nhiên chứ đúng không? Vâng, đó là cả một nền văn hóa – sử thi vừa lâu đời, vừa bền vững được bảo tồn qua những công trình kiến trúc, truyền thống,… Hôm nay Kim Lien Travel sẽ dẫn bạn ghé thăm một trong những điểm đầu đại diện cho văn hóa Hồ Bắc đó chính là cổ thành Kinh Châu, gét gooooo!
Nguồn gốc tên gọi của cổ thành Kinh Châu
Tên gọi của cổ thành Kinh Châu bắt nguồn từ “Shangshu ·Yugong”, là một trong chín bang cổ xưa, được đặt tên theo ngọn núi Jingshan quanh co và cao chót vót ở lãnh thổ vào cái thời mới khai thiên lập địa. Kinh là tên gọi khác của nước Sở cổ đại, bởi vì nước Sở từng thành lập trên núi Cảnh Sơn vào thời cổ đại nên cũng được xem là một phần quan trọng trong lịch sử Hồ Bắc nói chung hay cổ thành Kinh Châu nói riêng.
Về mặt kiến trúc, cổ thành Kinh Châu được chia thành ba tầng, bao quanh bên ngoài thành là một hệ thống sông nước trù phú được bồi đắp bởi dòng sông Dương Tử mà người Hoa còn gọi là sông Trường Giang hay sông Kinh Giang. Dòng sông xanh biếc cuồn cuộn quanh năm ôm mình vào thành quách vừa mang lại phù sa nuôi dưỡng đất đai vừa góp phần vào công cuộc bảo vệ thành.
Tiếp đến là phần thành được xây dựng vững chãi bằng gạch đá ở giữa và khu vực thành phố nhộn nhịp ở bên trong cùng. Thành phố có đường kính 3,75 km từ đông sang tây và 1,2 km từ bắc xuống nam, với tổng diện tích 4,5 km2. Riêng tường thành đã có chu vi 10,5 km và cao 8,83 mét với sáu Cổng thành, mỗi cổng có một tháp canh kiên cô, thành gạch dày khoảng 1m, tường trong xây bằng đất nện, phần dưới rộng khoảng 9m. Vì vậy nên nhìn tổng thể, thành quachhs của cổ thành Kinh Châu rất kiên cố và vững chãi. Thời gian và lịch sử cũng đã chứng minh cho điều đó xuyên suốt những năm qua đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử hay thiên tai bão táp.
Tượng Quan Công nổi tiếng tại cổ thành Kinh Châu
Có lẽ bởi vậy mà du khách khi ghé thăm cổ thành Kinh Châu thường sẽ choáng ngợp trước khung cảnh thành cổ gần như còn nguyên bản như những gì sử sách miêu tả. Từ bức tường thành được gìn giữ và bảo tồn cho đến ngày nay vẫn còn nguyên vẹn mang đậm dấu ấn kiến trúc giai đoạn cuối nhà Minh đầu nhà Thanh đến những cổng thành kiên cố như bàn thạch không có bất cứ thứ gì có thể làm mai một đi. Hay đến bức tượng Quan Công nổi tiếng là pho tượng lớn nhất tại cổ thành Kinh Châu đến nay vẫn còn toát ra được khí chất uy nghi đến lạ thường.
Và hơn cả, đó là những giá trị văn hóa – lịch sử của dân tộc nói chung hay Hồ Bắc nói riêng gần như không hề được mai một. Vừa cho thấy được tinh thần yêu nước và trân quý những giá trị lịch sử của người dân nơi đây. Cũng vừa là minh chứng cho một thời oai hùng của các triều đại đã qua. Là cơ hội cho bạn thỏa sức khám phá và học hỏi.
Khám phá cổ thành Kinh Châu cùng Kim Lien Travel
Vậy nên, nếu có cơ hội ghé Hồ Bắc bạn đừng bỏ lỡ cổ thành Kinh Châu nhé. Tham khảo ngay Tour du lịch Trung Quốc của Kim Lien Travel để có những trải nghiệm trọn vẹn nhất. Hoặc liên hệ hotline 0903.230.230 để được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí khi có bất cứ thắc mắc gì về tour nhé.
CÔNG TY DU LỊCH KIM LIÊN TRAVEL > Phone: 0903.230.230 > Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Udic Riverside 1, 122 Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội > Email: [email protected] > Website: https://kimlientravel.com.vn
Trung Quốc có rất nhiều tượng tướng quân và thần chiến tranh nhưng chưa có bức tượng nào hoành tráng như tượng Quan Công ở Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc.
Quan Công (hay Quan Vũ) là một vị tướng Trung Quốc cổ đại nổi tiếng sống ở thời nhà Hán (206 TCN-220 SCN), người có công trong các sự kiện dẫn đến sự kết thúc của nhà Hán và thành lập nhà nước Thục Hán trong thời Tam Quốc. Sau này ông được phong thần và ngày nay vẫn được nhiều người Trung Quốc tôn thờ.
Bức tượng khổng lồ của vị tướng Quan Công (Statue of Guan Yu Jingzhou) đã được khánh thành vào tháng 7/2016 tại Công viên văn hóa Quan Công ở Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc. Có diện tích 228 mẫu (15,2 ha), bức tượng cao 58 mét và nặng hơn 1.320 tấn và được thiết kế bởi nghệ sĩ Trung Quốc Han Meilin – người nổi tiếng với thiết kế linh vật của Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Bức tượng khổng lồ được bao phủ bởi hơn 4.000 dải đồng, thể hiện Quan Công trong tư thế chiến đấu, áo choàng, áo choàng và bộ râu xoay quanh ông khi ông đứng hiên ngang và sẵn sàng chiến đấu, như thể đang bảo vệ chính thành phố. Tượng đứng trên bệ cao 10 mét, được thiết kế trông giống như một tàu chiến cổ đại của Trung Quốc. Bên trong bệ là một bảo tàng và đền thờ rộng đến 8300 mét vuông dành riêng cho Quan Công. Trên tay bức tượng là thanh Quan Đao khổng lồ, chỉ riêng nó đã nặng tới 136 tấn. Và đây không phải là thanh đao thông thường, đó chính là Lưỡi liềm Rồng xanh (Thanh Long Yển Nguyệt đao), một vũ khí huyền thoại được sử dụng bởi Quan Công.
Tuy đây không phải là bức tượng Quan Công cao nhất ở Trung Quốc (tượng Quan Công tại Vận Thành tỉnh Sơn Tây cao 61 mét), nhưng nó vẫn được xếp hạng trong số 30 bức tượng cao nhất thế giới và là điểm đến không thể bỏ qua tại Kinh Châu trong tour Trung Quốc. Ngay khi ra mắt, bức tượng từng gây tiếng vang toàn cầu khi được coi là bức tượng Quan Công lớn nhất ở châu Á. Vào thời điểm tượng Quan Công được xây dựng, nó đã sánh ngang với các tượng lớn khác trong nước.
Công viên văn hóa Quan Công bắt đầu xây dựng vào năm 2014 và đi vào hoạt động vào năm 2016. Toàn bộ dự án được xây dựng nhằm thúc đẩy du lịch Trung Quốc dựa trên hình ảnh Quan Công và nền văn hóa cổ xưa của Cẩm Châu, một thành phố được xếp vào danh sách Di sản thế giới đợt đầu tiên, gồm 24 thành phố lịch sử và văn hóa nổi tiếng ở Trung Quốc vào năm 1982, bao gồm Bắc Kinh, Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây phía Tây Bắc Trung Quốc và Lhasa thuộc Khu tự trị Tây Tạng phía Tây Nam Trung Quốc.
Để đến Công viên Quan Công ở thành phố Kinh Châu (phía nam Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc) trong tour du lịch Trung Quốc, bạn có thể đi tàu cao tốc đến Kinh Châu từ hầu hết các thành phố lớn (chỉ cần đảm bảo rằng đó là đúng Kinh Châu Hồ Bắc chứ không phải Kinh Châu ở tỉnh Hồ Nam). Từ ga xe lửa ở Kinh Châu bạn có thể bắt xe buýt số 15 đến công viên Quan Công.
Tháng 9/2021, bức tượng được di dời khỏi vị trí trung tâm thành phố và chuyển đến khu vực ở ngoại ô là Dianjiangtai – nằm cách Công viên Quan Công 8km và cách Tường thành cổ Kinh Châu 300 m, một công trình phòng thủ quân sự có từ thời Xuân Thu (770BC-476BC) và được xây dựng lại trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh.
“Châu Thành” là một danh từ chung nhưng đã trở thành danh từ riêng để chỉ địa danh hành chính - tên của huyện hoặc thị trấn. Đặc điểm của huyện Châu Thành là huyện nằm bên cạnh thị xã, thành phố tỉnh lỵ. Như vậy, từ một từ có nghĩa là trong thành phố (thị xã), “châu thành” trở thành có nghĩa bên cạnh, ngoài thành phố!
Theo thống kê, hiện nay, “Châu Thành” là tên nhiều huyện, thị trấn và tất cả đều ở miền Nam, tập trung ở ĐBSCL (9/13 tỉnh, thành phố) và 1 ở Đông Nam bộ, cụ thể là: Hậu Giang, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Tây Ninh. Riêng tỉnh Hậu Giang, huyện Châu Thành tách ra một huyện nữa lấy tên là huyện Châu Thành A. Vị chi hiện có tất cả 11 huyện Châu Thành.
Lại có thị trấn Châu Thành ở 4 tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh. Đó là thị trấn huyện lỵ của huyện cùng tên.
Về địa danh cũ, có huyện Châu Thành của tỉnh Cà Mau (thị trấn huyện lỵ lúc ấy - sau năm 1975 là Tắc Vân), của tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long.
Về từ nguyên, nguồn gốc chữ Hán “Châu” (còn đọc là Chu), có nhiều mặt chữ khác nhau, trong đó có mặt chữ có nghĩa là “đất, cù lao” (châu thổ), có mặt chữ có nghĩa là “bao quanh” (chu vi, chu diên…). Trong từ “châu thành” với nghĩa ban đầu, “châu” có nghĩa là “bao quanh” nhưng cả từ “châu thành” lại có nghĩa là trong thành (phố), ở thành (phố).
Phải chăng với nghĩa gốc là “bao quanh”, huyện “châu thành” đã được nhiều người hiểu là huyện bao quanh (bên ngoài, liền kề) thành phố - thành phố (thị xã) tỉnh lỵ. Vì thế, có khá nhiều tỉnh (ở ĐBSCL) có huyện Châu Thành nằm liền kề tỉnh lỵ.
Nhưng huyện Châu Thành và Châu Thành A của tỉnh Hậu Giang lại cách xa tỉnh lỵ là TP. Vị Thanh. Nguyên nhân là trước đây có tỉnh Hậu Giang lớn bao gồm cả TP. Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang hiện nay và có huyện Châu Thành nằm liền kề với tỉnh lỵ Cần Thơ (nội ô TP. Cần Thơ hiện nay).
Hiện Bạc Liêu không có huyện Châu Thành nhưng trong lịch sử lại tồn tại một từ “thành” gây khó hiểu cho nhiều người. Đó là Thành Bạc Liêu. Đây không phải là địa danh hành chính mà là địa danh dân gian dùng để chỉ một vùng đất mà thực dân Pháp trước đây lấy làm trung tâm chính trị của hạt Bạc Liêu, sau đó đổi tên gọi là tỉnh Bạc Liêu. Ở đây có nhà tham biện (dinh Tỉnh trưởng), nhà máy nước, nhà máy điện, trại lính và cả trại giam… Và xung quanh được xây tường bao quanh làm hàng rào. Do tường cao nên dân gian gọi là “thành”… Từ “thành” này chẳng dính dáng gì đến “thành phố” cả! Dấu vết cái “thành” này không còn nữa vì thế càng gây khó hiểu cho nhiều người, nhất là người ở địa phương khác, kể cả các nhà nghiên cứu…