Các công ty Kiểm toán lớn, đặc biệt là Big4 thường lấy môn FA/F3 để làm đề thi, vì vậy, môn FA được xem là một môn học bắt buộc khi muốn vào Big4. Cựu học viên của BISC sau khi vượt qua kỳ thi tuyển chia sẻ, kiến thức của môn FA ACCA thường chiếm khoảng 30% trong đề test tuyển dụng vào Big4, cũng có đề môn FA không xuất hiện trực tiếp nhiều nhưng nhờ nắm chắc các phương pháp tính toán ở môn FA mà tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi làm bài.
Các công ty Kiểm toán lớn, đặc biệt là Big4 thường lấy môn FA/F3 để làm đề thi, vì vậy, môn FA được xem là một môn học bắt buộc khi muốn vào Big4. Cựu học viên của BISC sau khi vượt qua kỳ thi tuyển chia sẻ, kiến thức của môn FA ACCA thường chiếm khoảng 30% trong đề test tuyển dụng vào Big4, cũng có đề môn FA không xuất hiện trực tiếp nhiều nhưng nhờ nắm chắc các phương pháp tính toán ở môn FA mà tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi làm bài.
Học kế toán trưởng được ôn thi liền, Nếu thi đậu sẽ nhận được chứng chỉ bộ tài chính, có cả học Online, biết trước lịch học ngày thi, đào tạo & thi cấp chứng chỉ kế toán trưởng theo thông tư 199/2011/BTC
Ngày 30/9/2016, tại trụ sở Bộ Tài chính, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã họp Phiên Thường kỳ quý III/2016 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Chủ tịch Hội đồng; cùng với sự tham dự của các Thành viên Hội đồng là đại diện các Bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế và một số nhà khoa học.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia chủ trì và phát biểu tại Phiên họp ngày 30/9
Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2016, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tăng khoảng 5,93%, trong đó quý III tăng 6,4%, tuy thấp hơn so với mức 6,87% của cùng kỳ năm 2015 nhưng đã tăng khá cao so với quý II và quý I/2016. Ước tính tăng trưởng kinh tế cả năm 2016 đạt khoảng từ 6,3-6,5%. Lạm phát 9 tháng đầu năm 2016 vẫn ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 0,54% so với tháng 8, tăng 3,14% so với tháng 12/2015 và tăng 3,34% so với cùng kỳ năm 2015. Dự báo, lạm phát trong năm 2016 sẽ được kiểm soát dưới 5% như Nghị quyết của Quốc hội đề ra.
Những khu vực có tốc độ tăng trưởng đáng chú ý là nông-lâm nghiệp đã bắt đầu có tăng trưởng trở lại đạt 0,65% (trong khi đó 6 tháng đầu năm là -0,18%); khu vực nông nghiệp và xây dựng tăng 7,5%, cùng kỳ tăng 9,72%, trong đó đáng chú ý là ngành công nghiệp chế biến chế tạo là 11,2%, xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ là 9,1% (cùng kỳ là 10,1% và 9%); khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng là 6,66%, cao hơn mức tăng 6,1% của cùng kỳ.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, GDP của quý IV/2016 phải tăng 8,3% thì mới có thể đạt được mức tăng 6,5% cho cả năm, trong khi bình quân quý IV các năm trước chỉ tăng khoảng 5,6-7%. Với diễn biến lạm phát cơ bản ổn định, tháng 9 so với cuối 2015 tăng 1,58%, cùng kỳ tăng 1,85% vẫn trong khoảng dao động hẹp. Thách thức điều hành tiền tệ cơ bản ổn định. Trong điều kiện lạm phát như vậy thì có dư địa điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2017, nền kinh tế nước ta bên cạnh một số thuận lợi sẽ phải đối mặt với những khó khăn. Dự kiến, GDP năm 2017 tăng 6,7%, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-7%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 3%, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%, tổng đầu tư toàn xã hội chiếm khoảng trên 31,5%...
Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng bày tỏ đồng tình với kết quả điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ trong thời gian qua, cũng như sự phối hợp của hai chính sách này góp phần cho ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát. Các thành viên Hội đồng cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư để đánh giá rõ hơn thực trạng nền kinh tế; các Bộ, cơ quan của Chính phủ làm rõ hơn những nguyên nhân làm giảm tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua, để có giải pháp cho nền kinh tế đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2016; có giải pháp nâng cao cầu nội địa và thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng hơn; tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí trung gian cho doanh nghiệp.
Các thành viên cũng cho rằng, nếu GDP của năm nay tăng từ 6,1- 6,3% cũng là cố gắng lớn trong bối cảnh điều kiện tài khóa, tiền tệ như hiện nay và đề nghị Chính phủ có giải pháp bảo đảm chất lượng của tăng trưởng kinh tế; tập trung vào tái cơ cấu nền kinh tế, vừa giải quyết các tồn đọng hiện nay và vừa chuyển biến nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng tốt hơn, hướng nhiều tới tương lai, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, người dân và doanh nghiệp.
Từ các kiến nghị của các thành viên, Phó Thủ tướng lưu ý các Bộ, ngành nghiên cứu dỡ bỏ trần lãi suất huy động 6 tháng; rà soát lại các gói tín dụng ưu tiên trên cơ sở phân định được chính sách tài khóa và các công cụ của hệ thống ngân hàng; nghiên cứu tăng huy động trung, dài hạn của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, đề nghị các thành viên tiếp tục bám sát diễn biến tình hình tài chính quốc tế để tiếp tục thảo luận, tham mưu với Chính phủ trong điều hành nền kinh tế thời gian tới…
Hằng năm, ACCA tổ chức 4 kỳ thi: kỳ thi tháng 3, kỳ thi tháng 6, kỳ thi tháng 9 và kỳ thi tháng 12. Tuy nhiên vào kỳ thi tháng 3 và kỳ thi tháng 9, ACCA không tổ chức thi cho các môn AB, MA, FA mà ACCA liên kết với một số trung tâm để tổ chức kỳ thi này tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Mỗi thí sinh có 120 phút để làm bài thi FA ACCA trên máy tính theo hình thức trắc nghiệm (CBE - Computer Based Exam).
Đề thi môn FA/F3 gồm 2 phần lớn:
Tổng điểm của bài thi FA là 100 điểm, nếu đạt từ 50% số điểm trở lên trở lên thì đồng nghĩa với việc thí sinh đã vượt qua bài thi môn này.
Môn FA là môn học thuộc level Applied Knowledge, là môn học về Kế toán tài chính ở cấp độ cơ bản của chương trình học ACCA. Môn học Financial Accounting cung cấp các kiến thức về các nguyên tắc cơ bản và các khái niệm liên quan đến Kế toán tài chính cũng như cách sử dụng các bút toán kép, bao gồm cả lập Báo cáo tài chính đơn giản.
Hiện nay, ACCA là một trong những bằng cấp “hot” không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới bởi sự toàn diện của nó mà không một ai có thể phủ nhận. Có chứng chỉ ACCA trong tay, cơ hội nghề nghiệp sẽ mở ra vô cùng rộng lớn, đáp ứng được yêu cầu của rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực như Kế toán - Kiểm toán, Tài chính, Kiểm toán nội bộ,... hay thậm chí là CEO, CFO. Môn Financial Accounting (FA/F3) thường được chọn là môn học đầu tiên khi bắt đầu theo đuổi ACCA.
Môn học Financial Accounting gồm 8 phần:
A - Context & Purpose of Financial Accounting: Ngữ cảnh và mục tiêu lập Báo cáo tài chính
B - The qualitative characteristic of Financial Information: Tính chất của thông tin tài chính
C - The Use of Double - Entry and Accounting Systems: Sử dụng Hệ thống ghi sổ kép và Hệ thống Kế toán tài chính
D - Recording Transactions & Events: Ghi nhận và hạch toán các giao dịch và các sự kiện kinh tế
E - Preparing a trial balance: Lập Bảng cân đối phát sinh
F - Preparing basic Financial Statements: Lập Báo cáo tài chính cơ bản
G - Preparing simple Consolidated Statements: Lập Báo cáo tài chính hợp nhất đơn giản
H - Interpretation of Financial Statements: Diễn giải thông tin tài chính
➤➤ HỌC THỬ MIỄN PHÍ NGAY TẠI ĐÂY
Nếu xem lộ trình học ACCA phân bổ theo chiều dọc (từ level thấp đến cao) thì môn học Financial Accounting (viết tắt là FA) là môn học đầu tiên trong số những môn học của ACCA. FA là môn học về Kế toán tài chính, được xem là một môn học rất căn bản vì môn học đưa ra tất cả các kiến thức thuộc level đầu tiên (Applied Knowledge) của chương trình học. Hầu hết học viên khi học ACCA thường sẽ chọn môn FA là môn học khởi đầu vì đây là môn học nền tảng, giúp học viên có những kiến thức cơ bản về Kế toán, từ đó học viên sẽ tiếp cận những môn nâng cao như Financial Reporting (FR/F7) và Strategic Business Reporting (SBR/P2) một cách dễ dàng hơn.