Xem Siêu Bão Ở Mỹ

Xem Siêu Bão Ở Mỹ

Hình ảnh vệ tinh về bão Milton trước khi đổ bộ vào bang Florida (Mỹ), ngày 7/10. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Hình ảnh vệ tinh về bão Milton trước khi đổ bộ vào bang Florida (Mỹ), ngày 7/10. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Tàu chiến, máy bay Mỹ sơ tán trước bão mạnh nhất hành tinh

Các căn cứ quân sự Mỹ trên đường đi của cơn bão cấp 5 Milton đã hành động ngay lập tức trước khi bão đổ bộ - trang Military.com đưa tin.

Thiếu tướng Pat Ryder - người phát ngôn Lầu Năm Góc - cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đang theo dõi đường đi của cơn bão và chuẩn bị cho mọi khả năng.

Bão Milton nhìn từ vũ trụ. Nguồn: NASA

"Chính phủ liên bang, bao gồm Bộ Quốc phòng sẵn sàng ứng phó bão Milton, bao gồm cả việc cân nhắc mọi tình huống bất trắc có thể xảy ra, dọn dẹp tuyến đường tìm kiếm và cứu nạn" - ông Ryder nói thêm rằng, Lầu Năm Góc đang làm việc với Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang "để chuẩn bị cho những tác động tiềm tàng khi cơn bão đổ bộ".

Căn cứ Không quân MacDill ở Tampa nằm ngay trên đường đi của bão Milton, theo dự báo bão của Cơ quan Thời tiết Quốc gia. Giới chức căn cứ đã ra lệnh sơ tán trên diện rộng vào ngày 7.10.

Phần lớn các dịch vụ, trường học và các nguồn lực khác của căn cứ cũng đóng cửa vào ngày 8.10.

MacDill đã sơ tán 12 máy bay KC-135 đến Căn cứ Không quân McConnell ở Kansas - Rose Riley, phát ngôn viên của Bộ Không quân cho hay.

Đến nay đã có 5 triệu người tại bang Florida được kêu gọi sơ tán để đảm bảo an toàn. Hơn 20 hạt tại bang Florida đã ban bố các lệnh sơ tán bắt buộc và tự nguyện

Theo Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ, Milton là cơn bão mạnh lên nhanh thứ ba từng ghi nhận ở Đại Tây Dương.

Sức mạnh của một cơn bão phụ thuộc phần lớn vào điều kiện khí quyển trên mặt biển và nhiệt độ đại dương. Ví dụ, không khí khô có thể làm suy yếu một cơn bão, hoặc khi nhiệt độ đại dương ấm nóng sẽ bổ sung thêm năng lượng vào cơn bão, tăng tốc độ gió làm tăng lượng mưa.

Báo Washington Post dẫn lời các nhà khoa học cho biết cần rất nhiều nguyên nhân để hình thành một cơn bão, nhưng nguyên nhân chính khiến tần suất xuất hiện bão ngày một nhiều, cũng như cường độ bão ngày càng mạnh hơn và tốc độ bão phát triển ngày càng nhanh hơn là biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Những người quyết định ở lại chống chọi bão cũng mua nhiên liệu chạy máy phát điện trong tình huống mất điện kéo dài

"Sóng nhiệt trên biển giống như những con quái vật đến từ tương lai. Chúng ta nên chuẩn bị trước con quái vật này, nó sẽ làm xuất hiện nhiều cơn bão nhiệt đới hơn và khiến các cơn bão mạnh hơn", ông Soheil Radfar - nhà nghiên cứu về biển tại Đại học Alabama ở thành phố Tuscaloosa, thuộc bang Alabama - phân tích.

Nhiệt độ nước biển ở khu vực vịnh Mexico được ghi nhận trong mùa hè vừa qua đạt mức cao nhất mọi thời đại. Hơn nữa, những tuần gần đây vùng biển vịnh Mexico cũng ghi nhận những đợt sóng nhiệt cao đột ngột.

Người dân gia cố nhà cửa trước khi bão đổ bộ

Nhiều tàu hải quân đã được lệnh sơ tán để tránh ảnh hưởng từ bão Milton

Khi nhiệt độ tăng cao, lượng hơi nước bốc hơi từ biển nhiều hơn, từ đó thúc đẩy các cơn bão phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và gây mưa nhiều hơn, tương tự như những gì giới chức địa phương ghi nhận ở bão Helene và trước thềm cơn bão Milton.

Theo báo Guardian, một nghiên cứu được công bố năm 2023 cho thấy các cơn bão nhiệt đới ở Đại Tây Dương hiện nay có khả năng mạnh lên nhanh hơn khoảng 29% so với những cơn bão trong giai đoạn 1971 - 1990.

Video do Sở Cảnh sát Bradenton chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy những cây cọ cong vẹo trong gió khi mưa và sóng đập mạnh vào bờ biển ở thành phố này. (Xem video. Nguồn: Reuters)

Vào sáng 10/10, bão Milton đã áp sát bờ biển phía Tây của bang Florida gây ra lốc xoáy và tấn công khu vực này bằng mưa và gió trước khi dự kiến đổ bộ vào gần Vịnh Tampa.

Theo Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ, mặc dù vào chiều 9/10, Milton đã suy yếu nhẹ xuống cấp 3, cấp độ thứ ba trong thang Saffir-Simpson gồm năm cấp, cơn bão vẫn mở rộng phạm vi khi tiến gần đến bang Florida và vẫn là “một cơn bão lớn cực kỳ nguy hiểm” với sức gió duy trì tối đa là 195 km/h.

Cây cối bị quăng quật trong gió bão - Ảnh: EPA

Cơn bão có thể gây ra sóng biển dâng cao từ 2,7 - 4 m ở một số khu vực và mưa từ 150 - 300 mm, với lượng mưa có thể lên tới 450 mm ở một số nơi.

Khoảng hai triệu người trên khắp bang Florida đã được lệnh sơ tán và hàng triệu người khác đang nằm trong đường đi dự kiến của bão Milton.

Cơn bão này ập đến chỉ hai tuần sau khi Helene tàn phá Florida và nhiều bang khác.

Đường phố ở trung tâm thành phố Fort Myers ngập lụt khi bão Milton đi qua - Ảnh: Andrew West/The News-Press/USA Today Network/Imagn Images

Theo Đài CNN, Thống đốc bang Florida Ron DeSantis cho biết ít nhất 19 trận lốc xoáy đã được xác nhận và 116 cảnh báo lốc xoáy được ban hành trên toàn bang này khi cơn Bão Milton đổ bộ.

Theo NBC News, phát ngôn viên của Sở cứu hỏa hạt St. Lucie, bang Florida cho biết cơn lốc xoáy quét qua hạt này lúc 16h28 (giờ địa phương) đã khiến 2 người thiệt mạng và nhiều người khác được đưa đến bệnh viện.

Vì bão Milton đổ bộ trước khi thủy triều lên cao, nên Thống đốc Florida Ron DeSantis hy vọng bờ biển phía tây Florida có thể tránh được đợt triều cường tồi tệ nhất, hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi bão đi qua. (Ảnh: Reuters)

Mặc dù vậy, bão Milton đã tạo ra ít nhất 19 trận lốc xoáy, gây thiệt hại cho nhiều quận và phá hủy khoảng 125 ngôi nhà, hầu hết là nhà di động, theo ông DeSantis. (Ảnh: Reuters)

Cảnh tượng ngổn ngang tại Matlacha, Florida sau bão Milton (Ảnh: Reuters).

Sân vận động Tropicana Field ở St. Petersburg, Florida bị hư hại sau bão (Ảnh: Reuters).

Một khu vực ở Bradenton, Florida sau khi bão Milton càn quét (Ảnh: Reuters).

Lốc xoáy thổi bay ô tô, cây cối gãy đổ ở Wellington, Florida (Ảnh: Reuters).

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 7h sáng nay (5/9), vị trí tâm bão số 3 Yagi trên vùng biển phía bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 520km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167 – 183km/h), giật trên cấp 17. Những giờ qua, bão vẫn di chuyển chậm theo hướng tây với tốc độ khoảng 10km/h.

Như vậy, 2 ngày qua, bão số 3 đã tăng 7 cấp từ khi vào Biển Đông. Các chuyên gia nhận định, cường độ có thể tăng lên thành siêu bão cấp 16, giật trên cấp 17 trong hôm nay trên vùng biển phía bắc khu vực Bắc Biển Đông, nhanh hơn so với những nhận định trước đó. Đây có thể được coi là thời gian bão đạt cường độ cực đại.

Dự báo đến 7h sáng mai (6/9), vị trí tâm bão cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 190km về phía đông, cách Quảng Ninh khoảng 590km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão vẫn duy trì cường độ cấp 16, giật trên cấp 17; di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ 10 – 15km/h.

Sau khi đi qua đảo Hải Nam, do ma sát với địa hình, bão sẽ giảm cấp, không còn là siêu bão. Tuy nhiên, khi đi vào vùng biển Vịnh Bắc Bộ, bão vẫn duy trì cường độ rất mạnh cấp 13 – 14, giật cấp 17, do điều kiện mặt biển ấm.

Dự báo, khoảng đêm mai, bão vào Vịnh Bắc Bộ và bắt đầu tác động đến đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Đến 7h sáng 7/9, vị trí tâm bão trên khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ, cách Quảng Ninh khoảng 190km về phía đông đông nam; giữ nguyên hướng di chuyển với 15 – 20km/h và suy yếu dần.

Dự báo tác động của bão số 3 (bão YAGI)

Trên biển: Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 11 – 13, vùng gần tâm bão đi qua cấp 14 – 16, giật trên cấp 17; biển động dữ dội.

Từ đêm 06/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) có gió mạnh dần lên cấp 8 – 9, sau tăng lên cấp 10 – 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13 – 14, giật cấp 17; biển động dữ dội.

Trên đất liền: Từ gần sáng ngày 07/9, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6 – 7, sau tăng lên cấp 8 – 9, vùng gần tâm bão cấp 10 – 12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 8, giật cấp 9 – 11.

Sóng biển: Vùng biển khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7,0 – 9,0m, vùng gần tâm bão 10,0 – 12,0m. Biển động dữ dội.

Từ đêm 06/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 2,0 – 4,0m, sau tăng lên 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão đi qua 6,0 – 8,0m.

Từ gần sáng ngày 07/9, vùng biển ven bờ các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sóng cao 2,0 – 3,0m, sau tăng lên 2,0 – 4,0m, vùng gần tâm bão 3,0 – 5,0m.

Nước dâng do bão, nguy cơ ngập lụt vùng ven biển: Ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa tới Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5 – 1,8m: Quảng Ninh từ 1,5 – 1,8m; Hải Phòng và Thái Bình từ 1,2 – 1,5m; Nam Định và Ninh Bình từ 0,8 – 1,2m; Thanh Hóa: 0,5 – 1,0m.

Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng do bão.

Từ đêm 06/9 đến sáng 09/9, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100 – 300mm, có nơi trên 500mm.

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Dông, lốc xoáy: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh cả trước và trong khi bão đổ bộ.