------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------
3.1 Khi phát hiện hóa đơn điều chỉnh giảm viết sai
Trên hóa đơn các mục thường viết sai như: Mã số thuế, ngày tháng thanh toán, đơn giá, tiền thuế,…
Trên hóa đơn điều chỉnh ghi rõ số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất, thuế GTGT đối với số hóa đơn, điều chỉnh ghi rõ ký hiệu tăng giảm.
Nếu trong trường hợp sai tên doanh nghiệp nhưng mã số thuế vẫn đúng thì kế toán doanh nghiệp chỉ cần ghi biên bản điều chỉnh và không lập hóa đơn điều chỉnh.
Số tiền chiết khấu khi kết thúc kỳ chiết khấu bán hàng, doanh nghiệp có thể lập hóa đơn điều chỉnh, trong đó liệt kê số hóa đơn điều chỉnh, số tiền điều chỉnh và số thuế.
Đối với công trình xây dựng đã quyết toán nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền kiểm tra quyết toán làm thay đổi giá trị phải nộp giảm đi thì kế toán lập hóa đơn điều chỉnh giảm và hai bên sẽ giải quyết sau khi nhập hàng.
Dựa theo Khoản 1 Điều 81 của Thông tư 200 về việc điều chỉnh giảm doanh thu, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề:
Đối với các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán trả lại hoặc giảm giá hàng bán phát sinh cùng kỳ với tiêu thụ sản phẩm thì kế toán cần thực hiện hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh.
Đối với hàng hóa, sản phẩm đã tiêu thụ ở các kỳ trước và đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, trả hàng hoặc giảm giá thì kế toán điều chỉnh theo nguyên tắc:
Các bước thực hiện xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm theo Thông tư 78/2021/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Ghi lý do điều chỉnh giảm
Vào phân hệ “Lập hóa đơn” và chọn mục “Lập hóa đơn điều chỉnh”.
Chọn hóa đơn gốc bị sai sót, các phần mềm hóa đơn điện tử đều sẽ kế thừa dữ liệu thông tin từ hóa đơn gốc sang hóa đơn điện tử điều chỉnh.
Sau đó, ghi rõ lý do điều chỉnh hóa đơn.
Ví dụ: Điều chỉnh giảm giá hàng bán sản phẩm A từ 550,000đ thành 620,000đ
Bước 2: Điền thông tin nội dung trên hóa đơn điều chỉnh
Thực hiện điều chỉnh giảm toàn bộ thông tin dòng hàng hóa bị sai và điều chỉnh tăng tương ứng dòng hàng hóa đúng (bao gồm: tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thuế suất, thành tiền chưa thuế), theo Công văn số 1647/TCT-CS năm 2023.
Bước 3: Ký số và gửi hóa đơn cho người mua
Xuất hóa đơn, ký số rồi gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Nếu điều chỉnh giảm cho các hóa đơn cũ đã lập theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP thì không xuất hóa đơn điều chỉnh giảm mà lập hóa đơn mới thay thế hóa đơn cũ (theo khoản 6 Điều 12 Thông tư 78/2021/NĐ-CP).
Trên đây là giải đáp về vấn đề hóa đơn điều chỉnh giảm có được ghi số âm không, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, độc giả vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài 19006192 để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời.
Trong quá trình lập và xuất hóa đơn không thể tránh được một số sai sót, do đó người bán và người mua tiến hành ghi nhận sai sót là lập hóa đơn điều chỉnh tăng – giảm. Bài viết dưới đây của Hóa đơn điện tử EasyInvoice sẽ hướng dẫn bạn đọc cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm.
Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm hiểu đơn giản là việc kế toán thực hiện để ghi nhận giảm giá trị của một hóa đơn đã lập trước đó. Theo đó, một số trường hợp xuất hóa đơn điều chỉnh giảm có thể kể đến như:
Trường hợp 1: Hóa đơn đã lập có sai sót
Theo điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót về thành tiền, thuế suất GTGT, tiền thuế,... cao hơn thực tế thì doanh nghiệp cần xuất hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc xuất hóa đơn thay thế.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp thực hiện giảm giá hàng bán
Trường hợp sau khi lập hóa đơn và hạch toán doanh thu, doanh nghiệp phát hiện hàng lỗi, chất lượng thấp và quyết định giảm giá cho khách hàng thì sẽ phát hành một hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị cho hóa đơn ban đầu.
Trường hợp 3: Doanh nghiệp thực hiện chương trình chiết khấu thương mại
Trường hợp số tiền chiết khấu cuối cùng khi kết thúc chương trình bán hàng lớn hơn các khoản đã giảm cho khách hàng trước đó thì được lập hóa đơn điều chỉnh giảm.
Trường hợp 4: Khi điều chỉnh giảm doanh thu
Doanh nghiệp thực hiện quyết toán sau công tác xây dựng, lắp đặt thấp hơn giá trị tạm tính ban đầu.
Trong khoản 2.5 Phụ lục 4 Thông tư 39/2019/TT-BTC đã quy định trường hợp doanh nghiệp được lập hóa đơn điều chỉnh giảm khi số tiền chiết khấu lập khi kết thúc kỳ chiết khấu thương mại kèm theo bảng kê khai các số hóa đơn, số tiền và số thuế cần phải điều chỉnh.
Tại Thông tư 32/2011/TT-BTC có quy định hóa đơn điều chỉnh giảm sẽ không được ghi dấu âm. Nhưng hiện tại, trong Thông tư 78/2021/TT-BTC đã quy định hóa đơn điều chỉnh được phép sử dụng dấu âm để điều chỉnh giảm đúng với thực tế khi giá trị trên hóa đơn có sai sót.
Trường hợp hàng hóa, sản phẩm đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua (người mua ở đây không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp) thì kế toán cần ghi tại khoản giảm giá cho người mua là:
Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)
Trường hợp sản phẩm, hàng hóa đã phải chiết khấu thương mại, giảm giá cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sẽ ghi là:
Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra được giảm)
Cách để hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm đối với hàng bị trả lại như sau:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Nợ TK 611 – Mua hàng đối với hàng hóa.
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất đối với sản phẩm.
Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT).
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (Thuế GTGT hàng bị trả lại).
Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại.
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.
Trên đây Hóa đơn điện tử Easyinvoice đã giải đáp thắc mắc của nhiều đơn vị về hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế
SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.
Video giới thiệu Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53
Website: https://easyinvoice.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn