Xuất Khẩu Xoài Của Việt Nam Sang Mỹ

Xuất Khẩu Xoài Của Việt Nam Sang Mỹ

Pakistan là một trong các "đế chế" xoài của thế giới, đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu xoài. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, ngành công nghiệp chế biến xoài tại Pakistan đã phát triển từ lâu với sự tham gia đầu tư của các thương hiệu nước trái cây hàng đầu thế giới như Nestle. Với bốn vùng khí hậu trải dài từ Bắc xuống Nam, Pakistan không chỉ là đế chế xoài mà còn có nhiều loại trái cây phong phú có sản lượng thương mại cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến như: táo, nho, đào, lựu, ổi .v.v. Vì vậy, Pakistan cũng là nước xuất khẩu trái cây lớn, đứng thứ 25 trên thế giới.

Pakistan là một trong các "đế chế" xoài của thế giới, đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu xoài. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, ngành công nghiệp chế biến xoài tại Pakistan đã phát triển từ lâu với sự tham gia đầu tư của các thương hiệu nước trái cây hàng đầu thế giới như Nestle. Với bốn vùng khí hậu trải dài từ Bắc xuống Nam, Pakistan không chỉ là đế chế xoài mà còn có nhiều loại trái cây phong phú có sản lượng thương mại cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến như: táo, nho, đào, lựu, ổi .v.v. Vì vậy, Pakistan cũng là nước xuất khẩu trái cây lớn, đứng thứ 25 trên thế giới.

Gần 1 tấn xoài chuẩn bị xuất khẩu sang Mỹ

Cập nhật ngày: 06/05/2019 05:32:56

Hợp tác xã (HTX) Xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh đang chuẩn bị xuất khẩu gần 1 tấn xoài Cát Hòa Lộc vào thị trường Mỹ.

Để đảm bảo lô xoài đạt chất lượng xuất sang Mỹ, thời gian qua HTX, các thành viên và nhiều nông dân đã nỗ lực trong sản xuất xoài theo hướng an toàn, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học từ khâu xử lý ra hoa đến bao trái; ghi chép sổ sách, truy xuất nguồn gốc,... Bên cạnh đó, các ngành chức năng huyện cũng đã tích cực hỗ trợ, xây dựng nhiều điểm thực hành sản xuất xoài rải vụ theo hướng an toàn, tập huấn quy trình sản xuất xoài đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Tính đến thời điểm hiện tại, HTX Xoài Mỹ Xương đã xuất khẩu trên 7,5 tấn xoài Cát Chu bao vàng sang thị trường Nga; trên 10 tấn gồm xoài Cát Chu, Cát Hòa Lộc, xoài Đài Loan sang thị trường Mỹ và một số thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc,... Qua đó giúp thương hiệu Xoài Cao Lãnh vươn ra thế giới, được nhiều người tiêu dùng biết đến, đồng thời khẳng định được tư duy tiến bộ trong sản xuất trái cây và hội nhập quốc tế của người nông dân.

Xuất khẩu vào Mỹ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và liên tục tăng trong những năm gần đây.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có nhiều điểm vượt trội. Xuất khẩu đã sớm đạt quy mô khá ngay từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1995 đạt 169,7 triệu USD, đứng thứ 6 trong số các thị trường).

Sau khi hai nước ký kết Hiệp định Thương mại song phương (BTA) vào năm 2000, thì năm 2001, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ thứ ba, với 1.065,3 triệu USD, năm 2002, vượt lên đứng thứ nhất với 2.452,8 triệu USD và liên tục ở vị trí đó cho đến nay.

Xuất khẩu vào Mỹ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và liên tục tăng lên trong những năm gần đây (năm 2018 chiếm 19,5%, năm 2019 là 23,2%, năm 2020 là 27,3%, năm 2021 là 28,6%, 4 tháng năm 2022 là 29,6%). Tỷ trọng trong 4 tháng vượt khá xa so với các thị trường đứng liền sau (Trung Quốc 14,6%, Hàn Quốc 6,8%, Nhật Bản 6%).

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ hiện đứng thứ 9 trong các thị trường xuất khẩu vào Mỹ.

Số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có nhiều. Trong 37 mặt hàng chủ yếu trong 4 tháng, có 22 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, trong đó có 6 mặt hàng mới qua 1/3 thời gian của năm đã đạt trên 1 tỷ USD (máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 6,10 tỷ USD; dệt may 5,97 tỷ USD; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 4,47 tỷ USD; điện thoại và linh kiện 4,19 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 3,34 tỷ USD; giày dép 3,16 tỷ USD).

Nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ có quy mô thấp hơn và tăng chậm hơn so với xuất khẩu. Thậm chí, trong 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu từ Mỹ giảm 9,8% so với cùng kỳ. Số mặt hàng có nhiều, trong đó có 14 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, trong đó, mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1.279,7 triệu USD.

Xuất siêu liên tục tăng lên và đạt quy mô lớn nhất trong các thị trường, đã góp phần cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá…

Kết quả trong 4 tháng là tín hiệu khả quan để dự báo về xuất khẩu, nhập khẩu, xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ. Theo đó, xuất khẩu có thể cán mốc 115 tỷ USD - cao nhất từ trước đến nay, tăng gần 20 tỷ USD so với năm trước; nhập khẩu có thể đạt 15 tỷ USD; xuất siêu có thể cán mốc 100 tỷ USD, tăng gần 19 tỷ USD.

Dự báo khả quan như trên xuất phát từ nhiều cơ sở.

Trước hết, Mỹ là nước có quy mô GDP lớn nhất thế giới (năm 2021 ước 22.600 tỷ USD), bình quân đầu người đạt trên 65.000 USD. Mỹ có tỷ trọng tiêu dùng trong GDP lên tới 82%; tỷ lệ thu nhập quốc gia/GDP vượt 101%. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có quy mô lớn, nhưng mới chiếm trên 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ.

Bên cạnh đó, số người Việt Nam ở Mỹ hiện có trên 2 triệu người. Đây vừa là người tiêu dùng, vừa là cầu nối trong các quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch…

Tuy nhiên, trong xuất nhập khẩu với Mỹ cũng có một số vấn đề cần lưu ý.

Về tổng số, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ mới chiếm hơn 3%, nhưng một số mặt hàng lại chiếm tỷ trọng lớn gấp nhiều lần tỷ trọng chung, nên cần được xem xét để tránh “bỏ trứng vào một giỏ”, dẫn đến những phản ứng tiêu cực của người sản xuất trong nước của Mỹ. Xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ cũng có thể gây tác động tiêu cực, nên việc chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu là rất cần thiết.

BNEWS Theo Ngân hàng Thế giới (WB), xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn gần 25% so với các điểm đến khác trong giai đoạn 2018-2021.

Ngày 8/10, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo triển vọng kinh tế bán niên khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (EAP). Trong đó, WB cho rằng các nền kinh tế đang phát triển của EAP sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn phần còn lại của thế giới trong năm 2024, nhưng vẫn chậm hơn so với thời kỳ trước đại dịch.

WB dự báo tốc độ tăng trưởng khu vực EAP đạt 4,8% trong năm 2024, trước khi giảm xuống 4,4% vào năm 2025. Trong số các quốc gia, tăng trưởng của Việt Nam, Malaysia, Philippines và Thái Lan được dự báo có thể sẽ thấp hơn so với giai đoạn trước đại dịch trong các năm 2024 và 2025, trong khi Indonesia dự kiến sẽ duy trì mức tăng trưởng bằng hoặc cao hơn giai đoạn này.

Đối với Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất khu vực, tốc độ tăng trưởng có khả năng giảm từ 4,8% trong năm nay xuống 4,3% vào năm 2025, do thị trường bất động sản suy yếu kéo dài, niềm tin tiêu dùng và đầu tư ở mức thấp, cùng các thách thức về cấu trúc như già hóa dân số và căng thẳng toàn cầu.

Tăng trưởng của khu vực trừ Trung Quốc được dự báo đạt 4,7% trong năm 2024 và 4,9% trong năm 2025, nhờ tiêu dùng nội địa, xuất khẩu hàng hóa hồi phục và sự hồi sinh của ngành du lịch. Các quốc gia Thái Bình Dương được dự báo tăng trưởng 3,5% vào năm 2024 và 3,4% vào năm 2025 khi ngành du lịch phục hồi. Tuy nhiên, đầu tư vẫn yếu tại nhiều nơi trong khu vực này.

“Các quốc gia trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tiếp tục là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới”, bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết. Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo tốc độ tăng trưởng đang chậm lại. Để duy trì tăng trưởng mạnh mẽ trong trung hạn, các quốc gia trong khu vực cần chủ động hiện đại hóa và cải cách nền kinh tế để thích ứng với thay đổi về thương mại và công nghệ.

Phát biểu trong buổi họp báo công bố báo cáo, ông Aaditya Mattoo, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, nhận định có ba yếu tố có thể tác động đến tăng trưởng khu vực trong thời gian tới, bao gồm sự dịch chuyển trong thương mại và đầu tư, xu hướng tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc và bất ổn gia tăng trong chính sách toàn cầu.

Yếu tố đầu tiên là căng thẳng thương mại. Điều này đang tạo cơ hội để các quốc gia như Việt Nam mở rộng vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách “kết nối” các đối tác thương mại lớn. Xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn gần 25% so với các điểm đến khác trong giai đoạn 2018-2021.

Thứ hai, các quốc gia trong khu vực được hưởng lợi từ đà tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua, nhưng động lực này đang dần suy yếu. Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đang tăng chậm hơn so với tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nhập khẩu chỉ tăng 2,8% trong bảy tháng đầu năm nay so với mức gần 6% mỗi năm của thập kỷ trước.

Thứ ba, bất ổn toàn cầu có thể tác động tiêu cực đến các nền kinh tế EAP. Ngoài những bất ổn địa chính trị, sự bất định về chính sách kinh tế cũng có thể khiến sản xuất công nghiệp giảm và tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán.

Báo cáo cũng xem xét cách các quốc gia trong khu vực tận dụng công nghệ mới để tiếp tục tạo việc làm. Robot công nghiệp, trí tuệ nhân tạo (AI) và các nền tảng kỹ thuật số đang ảnh hưởng đến thị trường lao động.

Trong giai đoạn 2018-2022, việc sử dụng robot đã giúp tạo ra 2 triệu việc làm cho lao động có kỹ năng, nhờ năng suất cao hơn và quy mô sản xuất mở rộng, cùng nhu cầu về kỹ năng bổ trợ. Tuy nhiên, robot cũng đã thay thế khoảng 1,4 triệu lao động có kỹ năng thấp tại các nước trong ASEAN-5.

Do khu vực có nhiều công việc thủ công, tỷ lệ công việc bị đe dọa bởi AI là thấp hơn so với các nền kinh tế phát triển. Dù vậy, khu vực này cũng ít có khả năng tận dụng lợi ích của AI hơn, do chỉ có 10% công việc có sự hỗ trợ của AI, so với 30% ở các nền kinh tế phát triển.

“Mô hình phát triển của Đông Á – dựa trên thị trường toàn cầu mở và sản xuất thâm dụng lao động – đang đối mặt với thách thức từ căng thẳng thương mại và công nghệ mới”, ông Aaditya Mattoo nhận định. “Giải pháp tốt nhất là thúc đẩy các hiệp định thương mại sâu rộng hơn và trang bị kỹ năng cho người lao động để tận dụng các công nghệ mới”.