Bảo Hiểm Thất Nghiệp Dĩ An Bình Dương

Bảo Hiểm Thất Nghiệp Dĩ An Bình Dương

Tổng số người đã liên hệ hotline: 26

Tổng số người đã liên hệ hotline: 26

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp huyện An Dương – thành phố Hải Phòng

Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động cần phải chuẩn bị hồ sơ làm trợ cấp thất nghiệp. Căn cứ theo điều 26 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

Ngoài ra, khi đến nộp hồ sơ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp người lao động cần chuẩn bị thêm 2 ảnh 3×4 hoặc 2 ảnh 4×6, bản sao chứng thực giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân và bản gốc để đối chiếu thông tin.

Như vậy, khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết khi làm bảo hiểm thất nghiệp, người lao động nộp các giấy tờ đó đến trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi người lao động muốn hưởng để được giải quyết.

Theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm năm 2013, người lao động phải nộp hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Quá thời hạn trên thì dù có đủ điều kiện và hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động cũng sẽ không được giải quyết trợ cấp thất nghiệp nữa mà khoảng thời gian này sẽ được bảo lưu và cộng dồn để tính mức hưởng cho đến lần tiếp theo khi người lao động có đủ điều kiện.

Địa chỉ hưởng bảo hiểm thất nghiệp huyện An Dương – thành phố Hải Phòng

Hiện nay tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng chưa có văn phòng đại diện của trung tâm dịch vụ việc làm, khi muốn làm bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động có thể đến địa chỉ: Trung tâm Giới thiệu Việc làm (Khu công nghiệp và Chế xuất) – 24 Cù Chính Lan, Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

Giải quyết hồ sơ và trả kết quả

Sau khi nhận đủ hồ sơ giấy tờ cần thiết để làm bảo hiểm thất nghiệp, thì trong thời hạn 20 ngày làm việc, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, xác định mức thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét quyết định. Trường hợp hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp được mà người lao động chưa tìm được việc làm thì Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp sau khi trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.

Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động; 01 bản đến người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề: Địa chỉ hưởng bảo hiểm thất nghiệp huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Trong quá trình tìm hiểu, tham gia và giải quyết chế độ của mình, nếu còn vấn đề gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến qua HOTLINE 19006573 của Luật Quang Huy để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

©2018 – 2019 - Bản quyền thuộc về Bảo hiểm xã hội Tỉnh Quảng Ngãi.

Ghi rõ nguồn 'Cổng thông tin điện tử BHXH tỉnh Quảng Ngãi' hoặc 'quangngai.baohiemxahoi.gov.vn' khi phát hành lại thông tin.

QUYỀN LỢI HƯỞNG - MỨC HƯỞNG KHI THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

I/ Điều kiện hưởng: (Điều 49 Luật Việc làm)

Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

1. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp: (Điều 50 Luật Việc làm)

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

b/ Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

c/ Thời điểm được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Việc làm.

- Được hưởng chế độ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp  (Điều 51 Luật Việc làm);

- Được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí (Điều 54 Luật Việc làm);

- Được hỗ trợ chi phí học nghề (Điều 55, 56 Luật Việc làm).

3.1. Đối tượng được hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm có nhu cầu học nghề được hỗ trợ 1 lần để học  1 nghề tại cơ sở dạy nghề, bao gồm:

a) Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ;

b) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật;

Lưu ý: Thời điểm bắt đầu học nghề của người lao động sau khi ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

3.2. Thời gian hỗ trợ học nghề:

Thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng.

Mức hỗ trợ học nghề theo Quyết định số 77/2014/QĐ_TTg của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Đối với người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 và có nhu cầu học nghề sau ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì được áp dụng các quy định tại Quyết định này.

Mức hỗ trợ tối đa 01 (một) triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.

Trường hợp người lao động tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 01 (một) tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề.

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tham gia khóa học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do người lao động tự chi trả.

3.3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề: (Điều 24 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015):

a) Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ nộp cho Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

b) Đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ  9 tháng trở lên, nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hồ sơ nộp cho Trung tâm dịch vụ việc làm địa phương nơi người lao động có nhu cầu học nghề, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

- Bản chính hoặc bản sao chứng thực Quyết định chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc đã hết hạn hoặc Quyết định thôi việc hoặc Quyết định sa thải hoặc Quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp: (Điều 53 Luật Việc làm):

4.1. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Không thông báo về  việc tìm kiếm việc làm hàng tháng với Trung tâm dịch vụ việc làm.

4.2. Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định

4.3. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:

a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;

e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;

g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;

l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;

n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

5.  Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:

5.1. Sau thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn, hoặc hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh. (Khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015).

5.2. Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. (Khoản 6 Điều 18  Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015).

5.3. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Khoản 7 Điều 18  Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015).

5.4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n (của mục 4.3 nêu trên) được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

6. Thời hạn, thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp: (Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015)

- Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

- Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, song thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu bưu điện.

Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm: (Khoản 1, 2, 3 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015)

a/ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp (theo mẫu của Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định);

b/ Quyết định chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc đã hết hạn hoặc quyết định thôi việc hoặc quyết định sa thải hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.

7. Thời hạn giải quyết hưởng BHTN: (Khoản 1 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015).

- Chi trả trợ thất nghiệp tháng đầu tiên: Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ).

- Chi trả trợ cấp thất nghiệp từ tháng thứ hai trở đi: Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo. Như vậy, người lao động nhận tiền trong thời hạn 12 ngày làm việc, tính từ ngày đi thông báo việc làm hằng tháng (theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ).

- Người lao động mang theo Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và chứng minh nhân dân (bản chính) liên hệ Cơ quan Bưu điện huyện, thị, thành phố để nhận tiền mặt.

8. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trả lại thẻ BHYT cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

©2018 – 2019 - Bản quyền thuộc về Bảo hiểm xã hội Thành Phố Hải Phòng.

Ghi rõ nguồn 'Cổng thông tin điện tử BHXH Thành Phố Hải Phòng' hoặc 'haiphong.baohiemxahoi.gov.vn' khi phát hành lại thông tin.

Giấy phép số 195/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 2/05/2008