Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 44 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 44 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Ngay cả khi bạn tin rằng bạn ghét công việc của mình, lý do thực sự có thể nằm ở một khía cạnh nào đó của công việc. Bạn có thể không ghét toàn bộ công việc của mình mà chỉ ghét một số yếu tố nhất định ví dụ người sếp khắc nghiệt, một đồng nghiệp khiến cuộc sống của bạn trở nên khốn khổ, sự khắt khe của thời gian làm việc khiến bạn căng thẳng hoặc thời gian làm việc kéo dài khiến bạn mệt mỏi.
Hãy tự hỏi bản thân 3 điều hàng đầu mà bạn ghét trong công việc của mình là gì.
Nếu 3 vấn đề đó biến mất một cách dễ dàng vào ngày hôm nay, bạn có thấy vui khi làm việc ở cùng một công việc không? Nếu câu trả lời là có, hãy nghĩ xem bạn có thể giải quyết những thách thức đó như thế nào.
Nếu bạn có một người sếp gây cản trở công việc, bạn có thể chuyển sang một công việc tương tự, nơi bạn được đối xử tốt hơn. Nếu bạn ghét thời gian làm việc kéo dài hoặc trách nhiệm hiện tại của mình, hãy nói chuyện với sếp của bạn, yêu cầu một lịch trình/vai trò sửa đổi phù hợp .
Giải pháp có thể trở nên đơn giản hơn bạn nghĩ. Nhưng bạn sẽ không bao giờ biết trừ khi bạn thử.
Khi có một cái gì đó để mong đợi cho dù đó là đi ăn tối với người yêu, đọc chương tiếp theo trong cuốn sách mà bạn say mê hay hoặc gặp gỡ bạn bè sau giờ làm việc… sẽ là cách tốt đểđể loại bỏ, hoặc ít nhất là đối phó với những cơn buồn chán vào sáng thứ Hai.
Các nghiên cứu tâm lý học tích cực đã chứng minh rằng một trong những cách tốt nhất để khiến bản thân vui lên là làm cho người khác hạnh phúc. Thay vì không ngừng suy ngẫm về danh sách việc cần làm ngày càng tăng của bạn, hãy nghĩ đến những cách bạn có thể làm cho ngày thứ Hai của người khác tốt hơn. Làm như vậy, bạn sẽ đánh lạc hướng những lo lắng và cảm thấy tốt hơn về bản thân.
Bạn có thể khen đồng nghiệp, giúp đỡ một người lạ trên phố, gửi email cảm ơn chân thành tới đối tác…
Nếu bạn là một người biết tận hưởng cuối tuần thì thật tốt. Nhưng cũng nên lưu ý, đặc biệt với những người thích đi chơi. Cả tuần vùi đầu vào công việc, rồi bạn sẽ mất tích vào tối thứ Sáu và trở về vào tối Chủ nhật. Bạn dành 2 ngày để tiệc tùng, tận hưởng, thư giãn, đi chơi, gặp gỡ mọi người và những thứ khác. Đến thứ Hai, bạn phải quay lại công việc như lúc trước. Thật hụt hẫng, bạn ghét cảm giác không thể đi chơi trong 5 ngày tới.
Để giảm bớt sự thay đổi đột ngột, hãy thử hẹn bạn bè và thư giãn vào một ngày trong tuần.
Ngược lại, nếu bạn liên tục kiểm tra email, công việc vào ngày cuối tuần để thư giãn sẽ có lúc bạn rơi vào tình trạng kiệt sức. Đôi khi trở lại làm việc vào thứ Hai cảm thấy đặc biệt khó chịu vì bạn đã để công việc lấn át thời gian nghỉ ngơi và vì vậy bạn thậm chí không bao giờ có cảm giác như bạn đã có một ngày cuối tuần cả.
Để phá bỏ thói quen, hãy thử tắt thông báo qua thư của bạn vào thứ Sáu và rút phích cắm khỏi mọi vấn đề liên quan đến công việc để tập trung vào thời gian cá nhân.
Hãy cố gắng tìm sự cân bằng cho phép bạn thư giãn trong khi vẫn theo kịp các thói quen chính của mình.
Nếu bạn chỉ ngủ vài tiếng, không chắc bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi đi đâu khi báo thức reo vào sáng thứ Hai. Hãy cố gắng giữ lịch ngủ và thức của bạn gần với lịch trình trong tuần để tránh làm rối loạn đồng hồ sinh học.
Và nhớ dậy sớm hơn một chút vào sáng thứ Hai. Đọc đến đây, chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên - “tại sao lại phải dậy sớm?”
Thức dậy sớm hơn thời gian biểu trước kia nghĩa là bạn có thêm một chút thời gian cho bản thân để tĩnh tâm, chuẩn bị mọi thứ không quá vội vã có thể khiến quá trình chuyển đổi đó trở nên dễ dàng hơn một chút. Dành thời gian để thưởng thức bữa sáng lành mạnh, tập một số bài tập hoặc dắt chó đi dạo có thể giúp bạn cảm thấy tập trung hơn vào thời gian còn lại trong ngày và có thể giúp bạn nhớ rằng mình không phải là một robot chỉ biết ngủ và làm.
Đặc biệt, khi tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng một hóa chất gọi là endorphin - hormone hạnh phúc, giúp kích hoạt cảm giác tích cực trong cơ thể.
Khi bạn trông đẹp, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu. Cảm giác hài lòng về bản thân là một phần chiến lược giúp bạn đối phó thứ Hai, bởi vì thay vì bị công việc làm lu mờ, bạn nên đối mặt với nó một cách tự tin.
Bắt đầu một tuần mới với thái độ biết ơn. Hãy dành thời gian để quan sát và đánh giá cao những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Để thúc đẩy bản thân, trên đường đi làm, hãy nghe những bài hát yêu thích, ngắm nhìn cuộc sống đang diễn ra diệu kỳ. Khi đến văn phòng, hãy cố gắng hết sức để không trở thành một người hay than vãn và phàn nàn bằng cách nở nụ cười. Nụ cười dễ lây lan có thể giúp bạn và các đồng nghiệp cảm thấy tốt hơn rất nhiều.
Nguồn năng lượng tích cực bạn mang lại ở nơi làm việc không chỉ giúp thứ Hai của bạn thú vị hơn mà còn làm cho môi trường làm việc tốt hơn cho những người xung quanh.
Cảm giác choáng ngợp là điều bình thường khi bạn ngập trong các cuộc họp sau khi trở về sau một ngày cuối tuần thư giãn. Bất cứ khi nào có thể, hãy cố gắng tránh lên lịch cho các cuộc họp hoặc các nhiệm vụ lớn vào thứ Hai.
Từ tuần này, hãy nhớ dành thêm một chút vào thứ 6 để lên kế hoạch và sắp xếp các công việc tuần mới để giảm bớt áp lực vào thứ Hai.
Nếu bạn đang gặp khó khăn với cách sắp xếp mọi thứ, hãy thử sử dụng các công cụ quản lý thời gian để giúp bạn theo dõi các hoạt động của mình và lên lịch sự kiện dễ dàng hơn.
Khi tâm trí bạn đang suy nghĩ quá nhiều về những lo lắng, ghi lại mọi thứ có thể giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn và làm việc hiệu quả hơn.
Cảm xúc chính xác mà mình đang cảm nhận là gì? Tức giận, buồn bã, sợ hãi?
Điều gì đang làm mình căng thẳng? Đó là một người hay một nhiệm vụ?
Mình có thể thực hiện một số bước có thể thực hiện ngay bây giờ để loại bỏ lo lắng là gì?
Mọi người không được tạo ra để ngồi và “dính chặt” vào công việc liên tục hàng giờ đồng hồ mỗi ngày. Hãy xen kẽ những khoảng nghỉ (lý tưởng là khoảng 10 phút sau mỗi 60 đến 90 phút) để tận hưởng không khí bên ngoài, nói chuyện với ai đó (nhưng không phải về công việc), tập thể dục hoặc chợp mắt… giúp làm dịu não bộ.
Một nghiên cứu năm 2019 về các nhân viên vệ sinh chung cư cho thấy nghỉ giải lao thường xuyên tại nơi làm việc không chỉ làm giảm mệt mỏi và căng thẳng trong công việc mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Nếu sự chán nản mệt mỏi vẫn cứ kéo dài tới thứ Ba, thứ Tư hoặc thứ Năm, bạn có thể đang đối mặt với tình trạng kiệt sức.
Các dấu hiệu cho thấy bạn đang kiệt sức có thể bao gồm: bạn mang theo cảm xúc tiêu cực về nhà; khi sự hoài nghi của bạn về công việc của bạn ảnh hưởng đến tương tác của bạn với bạn bè và gia đình của bạn; hay quên, khó tập trung, thường xuyên cảm thấy đầu óc quay cuồng và không thể hoàn thành công việc; đánh mất mục tiêu của bản thân…. Nếu cảm giác như vậy kéo dài hơn một vài tuần, hãy cân nhắc tìm kiếm hỗ trợ từ các chuyên gia. Kiệt sức không phải là trải nghiệm trong một ngày, mà là trải nghiệm dai dẳng kéo dài hàng tuần. Bạn có thể có một ngày thứ Hai tồi tệ, nhưng không được kiệt sức.